GÀ CHỌI ĐẠI CƯƠNG
MỤC LỤC :
⁃ CHỌN GÀ
1. Nhìn hình dáng đoán đòn lối
2. 10 kinh nghiệm mua gà
⁃ CHĂM SÓC CHIẾN KÊ
1. Om bóp
2. vô nghệ
3. Phục hồi sau khi đá
4. Nuôi gà ốm rạc,tụt lực
5. Xây chuồng gà
6. Trị rận,bọ mạt
7. Chống ngã nước khi gà chuyển vùng
⁃ CHỮA BỆNH CƠ BẢN
1. Bệnh hô hấp : khò khè,đờm dãi, sùi bọt mắt,sưng mặt,chảy nước mắt,sổ mũi,vảy mỏ,gãi mỏ
2. Mốc gà,lác đồng tiền
3. Nấm họng
4. Đậu gà
5. Sưng củ bàn,sưng gối,teo hông,bại hông
6. Gà uống nhiều nước
7. Nấm đỏ,rộp đỏ vảy chân
8. Hà đế,vỡ đế,lậu chân
9. Gà ỉa phân sống,phân lẫn thóc
CHỌN GÀ
NHÌN HÌNH DÁNG ĐOÁN ĐÒN LỐI
1. GÀ DỌC, MÉ
Loại này là phổ biến nhất trong các kiểu đá.
-Hàng vảy trên cán phía ngoài là hàng ngoại, phía trong là nội.
- Chân gà có 4 ngón: ngón chúa, ngón ngoại, ngón nội và ngón thới.
Thế đá dọc mé là một thế đá rất phổ biến của gà
• Với 1 con gà đá dọc thì có đặc điểm :
Khi gà đứng nhìn từ mặt trước, nếu trên phần cán vảy hàng ngoại lấn vảy hàng nội thì đòn chủ đạo của con gà là đòn dọc. Như hình
Vảy trường thành và vấn sáo cũng xếp vào trường hợp đặc biệt của loại này…
• Gà đá mé :
Với 1 con gà mé thì vảy trên phần cán , vảy hàng nội lấn vảy hàng ngoại.
lối đá gà ở đây giải thích theo cấu tạo xương chân..(hề hề cơ sở sinh học nữa đây)
Với con gà có chân mà hai hàng khó phân định hàng nào lấn thì con gà đó đá cả dọc mé.
Phải nói thêm loại này thường nhiều lối đá
Với gà có thế đá dọc, mé thì khi bồng gà lên đôi cán khép lại chữ V là tốt nhất, báo hiệu gà đá tin chân.
.Gà đá tin chân hay không cũng có thể kiểm tra ghim gà nếu khít cỡ ngón tay không vừa thì tốt, cân thì càng tốt
1.1. : Mang thuận của gà :
Dựa vào bên dổ của mào gà để ta xác định gà thuận bên mang nào hơn
nếu mào gà không đổ thì gà thuận 2 mang, mào đổ bên trái thì thuận mang trái, đổ bên phải thì thuận mang phải.
Gà mà ít lối mào đổ là tốt nhất.
2. GÀ ĐÁ HẦU
Gà đá hầu : là loại gà thông thường mổ phần hầu của gà đối phương để đá. hoặc mổ vị trí nào đó trên đầu đối phương rồi đá vào hầu..
Đặc điểm của gà đá hầu: Có diềm thịt dưới hầu nếu không có thì gà thiện dọc..
như con gà dưới đây…
phần da mỏng này càng nhiều thì đá hầu càng nhiều..
“Con gà nó cũng có tính khôn ngoan, có cái gì hơn con gà khác là phải tận dụng ngay“
Lưu ý đây là vị trí mà con gà muốn đá vào địch thủ, ví dụ gà lối chui vỉa cánh nếu mổ đầu thì điểm mà nó sẽ đá là mé hầu…
3. GÀ CÓ ĐÒN ĐẤM :
Gà đấm: là loại gà khi vào kèo nó ôm vai, đầu cánh, mu lưng, cổ nhỏ của đối thủ để đá. điểm đến đòn đánh của gà dớ là lườn, vai cổ nhỏ, đầu cánh và cả hai bên hông của gà đối phương.
• Đặc điểm của con Gà đấm:
Khác với gà đá dọc mé , thì gà Gà đấm khi bồng gà lên thì đôi chân để song song, cũng là rất tự nhiên vì khi để tự nhiên chân con gà đã song song khi đá nếu không đấm thì rất khó trúng đối thủ.
Gà mà có đôi chân khi bồng lên co lại sát hẳn vào thân thì nước đấm cực tốt.. đôi thi buông nhiều và mỗi cú đá có thể xoay chuyển cả mình gà đối phương hoặc làm đối phương ngồi hẳn xuống.
những loại mà chân khép chữ V co lên thường là gà bị bức lối sinh thế ôm đấm hoặc tự nó có lối đấy, loại này nguy hiểm.
Gà ôm đấm thường có kết cấu bộ xương.chắc chắn xương to, cần cổ lớn nhìn ngoại hình tinh liền lạc oai vệ. thế đứng của nó thường là đứng đòn cân, lông đuôi gà này thường cong vút, tuy nhiên cũng có một số con gà đứng giọt mưa hiếm .
Gà ôm đấm còn một đặc điểm nổi bật nữa là nếu anh em giữ nó lại đúc mái nó cho ra đàn con đa số mang thế của cha(thượng con trống thì được 03 con thế giống cha) loại này gen trội, giống như gà sâu đo vảy dép, cánh lợp..
4. GÀ VỈA
Loại gà này rất hay gặp: Loại gà khi giao đấu thường chui đầu vào cánh đối phương, rồi có thể túm 1 vị trí nào đó trên mình đối phương đá.
Đặc điểm: Loại này phần cánh xếp bằng ngang với lưng, và bằng ngang với 2 cái ót, khoảng cách 2 ót hẹp.
Hình ảnh và phân tích 1 con gà vỉa:
⁃ mào đứng là gà thuận 2 mang
⁃ có diềm thịt là đá hầu
⁃ cánh xếp bằng vai là vỉa
⁃ đuôi cong, khung bệ tốt là có đấm
⁃ cần dựng , trơn là đi trên đá đầu mặt
⁃ Sắc lông 4 loại sắc
⁃ cánh mũi hở tốt
5. GÀ THÔNG HẲN
Thông thường những con gà thông hẳn sẽ đá vỉa do cũng đạt đủ đặc điểm của gà đá vỉa, Gà này khi giao đấu chui qua lườn đối phương rồi quay lại mổ đá
Đăc điểm: Gà có cánh chắp xếp nhô hơn lưng, tại vị trí 2 ót thì cánh tạo với điểm đầu cần cổ dạng chữ V, gà này thường đứng đòn cân..
6. GÀ CƯA ĐÈ
Loại này khá khó nhận biết nếu chưa xem qua đá
Khi gà đứng lấy tay sờ lên phần cần cổ gà từ đầu xuống
Nếu mà trên đầu gà từ sọ trở đi nổi lên 3 cái ụ thì con gà đó biết cưa, nổi rõ hẳn lên thì nó cưa kiệt
Gà này thế đứng thường là đòn cân.khi đứng bình thường phần gốc cần thường gần vuông với ức vai
Cổ gà mà dài thì cũng hay gặp các ụ này..
Không biết có liên quan gì tới câu” mào đổ cổ thừa” hay không???
chỉ biết nếu mà cổ liền, ngắn mà cưa kiệt thì nếu gặp không nên ghép, loại này cáo quản nhiều…
7. GÀ ĐÁ MU LƯNG
- Loại thứ nhất: dùng chân để đá mu lưng, chỉ xét thế đá do gà của ta tạo ra chứ không xét thế đá mà gà địch tự xoay cho gà mình đá mu lưng nhé. nếu thế có thể có 1 số kiểu
*gà đá mé mu lưng
Trường hợp đặc biệt của gà loại mé khi mà hàng nội lấn nhiều sang hàng ngoại giống như trường hợp vảy trường thành nhưng ở đây là hàng nội lấn… trường hợp lấn ít gà hay đá mé tảng.
*gà cưa đè đá mu lưng
Loại này chủ yếu cưa đè, thuận theo chuyển động của đối phương tạo ra thế đá mu lưng
Đặc điểm: Cần cổ có đặc điểm giống gà cưa đè, thế đứng đòn cân, kiểu lườn tàu..
*gà thông vỉa đá mu lưng
Loại gà này sau khi chui qua lườn đối phương thì nhanh chóng túm gáy đối phương đá thốc lên mu lưng:
Đặc điểm :vai cánh giống gà thông vỉa, phần cổ tương đối dài để túm gáy đối phương, phải mau mỏ…
- Loại thứ hai : gà mổ mu lưng : đây là loại gà hiếm, xem là cách tân của ôm đấm đặc điểm thì giống gà ôm đấm , mỏ đoản, đuôi cong vút.. , con gà này vừa dùng mỏ để làm điểm tì - đá vừa dùng cái mỏ để mổ xuống mu lưng đối phương, loại gà này khi giao đấu vào kèo, nó lấy mỏ mổ mu lưng của đối thủ, để vừa đá vừa day, dứt, giựt khiếm mu lưng con gà kia thủng một lỗ to toé máu, càng ra máu thì nó càng mổ
Tiện đây xin nói thêm 1 kiểu nữa cũng là mổ nhưng là gà mổ mắt, mí mắt
loại gà này là 1 loại cực nguy hiểm gà giao đấu với loại này mù mắt như chơi có thắng nó cũng chỉ làm gà phu , loại gà này cũng vừa mổ quắp chặt và day nữa nên gà địch rất mau mất mang, và phải hiểu là khi vết thương đã sưng phồng thì gà địch rất dễ trúng đòn, loại này thường có khung bệ tốt như gà ôm đấm để chịu đòn tốt, thế đứng giọt mưa, tất nhiên phải rất mau mỏ
8. GÀ LÙI QUĂNG TẠT ĐÁ MÉ
Gà lùi quăng tạt đá mé: là loại gà mà khi giao chiến nó ít khi chịu vào kèo mà cứ dang ra xa lộ- ra mặt vừa lùi vừa đá quăng, dọc, hầu, hầu mé vào đối thủ. điểm đến của đòn đá loại này thường là phần đầu gà, đôi khi cả cháng 03.
Đặc điểm ngoại hình :
Đã đá mé thì vảy chân kiểu đá mé
gà lùi tát thường mảnh ko được liền lạc cho lắm, mặt nhỏ, mau mỏ, cần dài nhỏ và đặc, mình thon gọn, chân có phần cán nhỏ thon, bộ rả lớn và mót.thế đứng thường là - đứng giọt mưa..
chưa có điều kiện học hỏi nhiều về loại gà này…(anh em viết tiếp phần sau nhé)
9. GÀ MANG LÊN, MANG XUỐNG
là loại gà khá phổ biến chiếm tới hơn 70%.
Có lẽ cũng không cần nói nhiều các anh em có thể suy luận dựa vào 1 số lối ở trên
Ví dụ :gà mào đổ 1 bên đứng gọt mưa+ Thông , vỉa
10. GÀ QUẤN LÀ GÌ?
Gà quấn khi giao đấu chạy quấn quanh dối thủ và đầu sát vào hai bên.
Đặc điểm: Gà này thường chậm mỏ ,nhanh chân, đứng giọt mưa…”còn gì anh em cho vào nốt”
11. GÀ ĐÁ ĐẦU MẶT
Gà đá chốt mặt thường có thân hình nhảnh(hơi mảnh) mình,cồ dài, mặt nhỏ,chân thon - đùi to vừa phải, quản dài và nhỏ, các ngón nhỏ và mót. dáng đi thanh thoát. miệng rộng, mỏ vừa phải.(thường là mỏ trơn).
12. GÀ CẮN GỐI
Con gà cắn gối thông thường nó có chiều cao vừa phải, thân hình liền lạc, mỏ to, phần cán chân khá to.Con gà thường đứng đòn cân dáng vẻ chắc chắn.do nó chui núp dưới chân nên có đặc điểm vai cánh khá giống gà thông vỉa.
13. GÀ TRỤ
Thông thường thì con gà trụ có thế đứng giọt mưa thân hình dài liền lạc,
gà trụ: là thế gà khá đặc biệt và chỉ khi đá với con gà có đòn xe thực thụ thì mới biết nó là gà trụ, còn nếu đá với con gà kiệu lỡ thì cũng khó phân biệt được.
14. GÀ KIỆU
Chưa có thông tin nhiều về loại này…cũng không dám nói nhiều
15. GÀ THẾ(Lối)
Gà thế biết vận dụng từng cách đánh phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau để hạ đối thủ một cách nhanh nhất và ít bị thương . nó là sự kết hợp tất cả tinh hoa các loại thế lối gà đá- nhiều trong một để làm nên con gà có thế lối hoàn hảo.
Vậy thì gà đó phải có đặc điểm thỏa mãn các lối
.
10 KINH NGHIỆM MUA GÀ
1. Nếu có điều kiện về thời gian,thì ra sới,ra hội mà mua. Đắt xắt ra miếng,tai nghe mắt thấy mua khỏi lăn tăn
2. Ko nên mua gà đắt tiền trên mạng,vì gà hay ko đến lượt các bạn đâu. Nếu có hay thật đi nữa mà post lên mạng,thì cũng sẽ bán cho các mối ruột,thân quen. Lạ thì chớ có hỏi
3. Ko nên mua gà trên mạng ko đầy đủ thông tin và giá cả,đòn lối,và 1 số thông tin khác
4. Ko mua gà của fb ảo,chả có tí thông tin j
5. Khi mua gà giá tương đối cao,nên yêu cầu clip,vì ít ai gà hay gà kết ngta ko quay,ko lưu lại 1 vài đoạn clip ngắn. Nếu bảo ko có thì yêu cầu bắn chân quay live stream,ko xem clip gửi cho vì chả biết hiện trạng bh ra sao,clip từ đời nào rồi,1 con gà hay ko phải thời điểm nào cũng hay đâu
6. Khi mua của những fb mà ko phải thật uy tín,thì kbh đc gửi tiền trc. Yêu cầu bên bán giao dịch qua trung gian uy tín
7. Ko mua gà của mấy fb tên dính dáng đến Thần Kê...,Linh Kê...,Dòng Gà...,Sư Kê... nọ kia,tên càng hoành tráng càng dễ nhố nhăng. Mà làm j có ông buôn gà nào có dòng,gặp thì mua,đc giá thì sút,thế thôi
8. Ko mua gà ở khu vực Tây Nguyên nếu bạn ko thực sự nhiều tiền như Gia Lai,Kon Tum,Daknong,Daklak. Ko phải vì gà ở đây ko hay. Nói luôn gà ở đây rất hay. Nhưng vùng này 1 năm 4-6 tháng mưa suốt,gà rất khó đúc ra. Khu vực này tay chơi thường tuyển lựa gà lại từ các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi,Bình Định,Phú Yên,Khánh Hoà,...,cộng với ở đây cũng rất nhiều tay chơi dám thi đấu những cuộc nảy lửa nhiều tiền,vậy nên để mua đc 1 con gà hay tại đây,bạn sẽ phải bỏ rất nhiều tiền hơn những nơi khác (thường là 1,5 - 2 lần trở lên với cùng con gà tương đương nhau)
9. Ko bh nghe lái gà tả : con này của nhà ông nọ,con này dòng nhà ông kia,toàn đá c1,toàn đá tiền lớn,vì 1 năm các ông ý ko đúc đc nhiều gà con từ những con cồ danh thủ đâu,lấy đâu ra bán trên mạng cho các bạn (trừ gà ngta đã thử rồi loại). Gà mà các bạn mua đc hầu như đc nhặt nhạnh ở nhà dân đúc ra,ở các sới cỏ gốc dừa,..vv..,có khi chính lái gà cứ gặp thì nhặt,còn chả biết tông,thì lấy đâu ra mà tả cho các bạn như thánh
10. Tiền trong túi của bạn,bạn tự phải giữ,thật tỉnh táo khi mua gà. Đừng để ngta lừa đc bạn còn cười bạn ngu. Riêng tôi thì kbh mua gà trên mạng,ko phải vì toàn lừa,cũng có gà hay gà dở,nhưng rủi ro cực cao (đẹp mà rẻ càng ko mua)
.
CHĂM SÓC CHIẾN KÊ
OM BÓP
1. OM GÀ ĐỂ LÀM GÌ ?
- Om gà là việc làm giúp cho gà sạch sẽ,thoáng lỗ chân lông,lưu thông khí huyết,góp phần giúp da gà dày,bóng,đỏ đẹp,vào trận đấu khó dập rớm và thủng rách hơn gà ko đc om. Ngoài ra việc om gà còn giúp gà hạn chế rận bọ,muỗi và 1 số loại kí sinh,làm cho gà ko bị hôi,ôm vào người thơm tho.
1 tác dụng nữa của việc om gà là tạo sự gần gũi thân quen kg l iữa gà với chủ,làm cho gà đỡ nhát người,ko hoảng khi chủ cho ăn,ôm ấp vuốt ve
- Với những lí do trên tôi thấy việc om xoa cho gà là tương đối quan trọng trong quá trình tập luyện chiến kê (hơi có tí ngoài lề ae góp ý xem có đúng ko hehe đó là con gà om nhiều tôi thấy có tật lỗi j đem thịt nó cũng ngon hơn <= cái này tôi nghĩ chuẩn)
2. NGUYÊN LIỆU OM GÀ
- đồ chứa : tốt nhất là dùng nồi điện,vừa đỡ hơi than,vừa tiện điều chỉnh nhiệt,lại dễ trong việc bê đi bê lại
- Khăn mặt : nên dùng loại khăn mặt bông xốp để giữ hơi nóng khi om,kích cỡ khăn nên chọn loại khi gấp đôi lại phủ lên bàn tay xoè ra vừa chùm hết bàn tay thừa đều ra xung quanh là vừa
- 1 miếng thảm lót dưới chân gà,tránh để gà đứng trực tiếp xuống nền cứng gây hại móng
- Nghệ : nên dùng nghệ vàng,củ cái tròn to
- Chè : nếu ai om = lá chè tươi thì rửa sạch bỏ thẳng vào nồi,còn nếu ae dùng chè khô thì nên cho vào 1 cái bít tất buộc lại,tránh việc vụn chè dính vào khăn om vãi bừa ra ngoài
- Ngải cứu : nên dùng cây già thì tốt
Bên trên là 3 thứ chủ đạo : nghệ làm dày da nhanh liền sẹo,chè làm dẻo gà và ngải cứu nhanh tan vết bầm + mỏi mệt.
- ngoài ra người cầu kì thì cho thêm muối,phèn,gừng,sả,lá bưởi,lá chanh,hương nhu,đinh lăng,khúc tần,mấy quả cau giã dập,vỏ măng cụt,nước tiểu trẻ e
- gà già có thể cho thêm vỏ già cây gạo
- 1 chén rượu trắng ( ko nên dùng chivas,X.O,hennesy hay tương tự như thế ^^ )
=> mấy thứ trên ae nào nhà ở phố khó kiếm có thể ra chợ,tìm hàng bán lá xông,1 bó buộc sẵn có đủ các loại này
Đủ nguyên liệu thì bỏ hết vào nồi,đun sôi lên thì dung
3. KĨ THUẬT OM GÀ
- Ngồi ghế thấp,kẹp nhẹ gà vào giữa háng,nối om nên để hơi chếch về phia trc bên tay phải
- nhúng khăn,vắt khô,gập lại
- đầu tiên lúc khăn nóng nhất thì ấp vào hầu,sau đến đỉnh tảng,lúc này vẫn túm khăn lại
- lúc khăn nguội dần,xoè khăn ra,ấp tròn quanh cổ gà đoạn từ dưới quai hàm xuống tới hết cổ,ủ hơi nóng đồng thời xoa day cổ gà
- khăn gần nguội hẳn thì xoè khăn ra,đặt vài lòng bàn tay,lau sạch khe mào,cánh mũi gà,lau dọc cổ từ trên xuống dưới
- lau kết hợp xoa day 2 bên táo vai,lau sạch trong nách,lau xuống đùi,ngực và bụng dưới
- với gà có máu buồn hay díu thì nên luồn tay từ đầu lườn ra đằng sau,lau ngược lên phía trc chứ ko nên lau từ phía sau
- làm đi làm lại như thế 3-4 lần
- sau khi om = khăn thì chuyển sang xoa bóp = tay,làm đúng như xoa = khăn,xoa tay cho gà khô da và lông
- khi gà đã khô nếu là buổi sáng trc 10h thì nên phơi khoảng 30' rồi cho vào chỗ mát. Nếu là buổi trưa sau 10h đến chiều thì om xong,xoa tay khô ko nên phơi nắng,vì lúc ấy phơi rất hại,gà dễ đi ỉa + sổ mũi,cộng với mặt sàn bên dưới lúc ấy rất nóng,ko tốt cho chân gà. Nên để gà chỗ có bóng râm,thoáng mát để gà rỉa lông,có cát sạch để gà đầm cát.
4. 1 SỐ CHÚ Ý KHI OM GÀ
- nếu là gà tơ thì cho ít nghệ,gọi là có thôi còn gà già thì có thể cho nhiều
- kĩ thuật om gà mùa đông và mùa hè khác nhau,mùa đông cần vắt chặt tay để khăn khô kiệt,tránh làm ướt gà. Mùa hè 1 khăn có thể lau từ đầu đến chân con gà rồi khăn sau lại thế,nhưng mùa đông nên om kĩ từ vai trở lên,còn thân gà thì om sau,hạ bếp cho nhiệt độ thấp đi,lai nhanh người rồi xoa tay
- khi om gà khoẻ mạnh thì ấp khăn kết hợp xoa day,om gà mới đá thì chỉ hấp tang,nghĩa là chỉ ấp hơi cho tan đòn,ko xoa day càng làm gà đau đớn mà dễ kén
- cách ngày đá trc 3 ngày ko nên om chặt tay,có om thì lau qua cho gà sạch sẽ thôi,thả chuồng rộng rãi thoáng mát để gà nghỉ ngơi,ko đc lau với nước om cho đặc nghệ
- với gà tơ nước om ko nên cho vỏ măng cụt và phèn chua
- khi khăn nóng ko đc dí vào 2 táo vai và những khớp xương
- tránh miết quá mạnh đến nỗi đóng cháy như bánh đa ở những chỗ da non
VIDEO THAM KHẢO
.
VÔ NGHỆ
1 . VÀO NGHỆ ĐỂ LÀM GÌ ?
Việc vào nghệ nhằm mục đích như sau:
- gà có nước da đỏ đẹp hơn
- da dày hơn
- gà ngót mỡ,khô ráo hơn
- chịu đòn tốt hơn khi thi đấu
- nhanh lành tang đòn
- gà chẳng may sa sẩy có thịt lọc da sào sả ớt cũng giòn hơn
2 . GÀ NÀO THÌ NÊN VÀO NGHỆ
- gà 12 tháng tuổi trở lên
- gà béo,thừa cân,loại này nên cho thêm 1 chút phèn chua giã nhỏ
- gà đã vần 2-3 lần. Gà già lông 2 trở đi thì có thể vô nghệ từ lần xổ lại đầu tiên
- gà vần về mà ko bị vần sâu,chỉ vần 2-3 hồ đổ lại,gà đang thừa cân,thì có thể vô nghệ luôn cho nhanh tan đòn,lành sẹo
3 . GÀ NÀO THÌ KO NÊN VÔ NGHỆ
- gà dưới 12 tháng tuổi
- gà thiếu thịt
- gà ko được xung mãn
- gà mới ốm dậy,có béo cũng ko nên vào
- gà mộc chưa nhảy đc 3 lần
- gà vần sâu về,ngoài 3 hồ hoặc trong vòng 3 hồ nhưng bị đánh quá đau,gà vần xong thả vào giàng thấy ỉu ỉu thì ko nên vào
- gà đang sổ mũi ko vào nghệ
4 . CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ?
- Nghệ bột khô hoặc nghệ tươi giã nhuyễn
- miếng gừng
- chổi lông
- phèn chua giã nát
- mấy hạt muối
- rượu
- găng tay
- bột dai da
- bộ quần áo bẩn hoặc áo mưa
- nghệ giã nhuyễn hoặc nghệ bột trộn lẫn 1 miếng gừng giã nát nhuyễn,thuốc dai da,mấy hạt muối
5 . THAO TÁC VÀO NGHỆ
- vào nghệ từ điểm cao con gà đến điểm thấp
- đầu tiên kẹp gà trong đùi như lúc làm nước,lót miếng thảm dưới chân gà đề phòng gà giãy đập mạnh chân xuống sàn ảnh hưởng đế,có trường hợp còn gãy móng thới,cũng ko nên ngồi ra chỗ bãi đất cát vì rất bẩn,ko tiện lúc sau quét nghệ vào chân gà. Quét từ mỏ,mào,đỉnh tảng,xuống cổ và khe vai
- sau đó quét trong nách,ngực,hông đùi và bụng,rồi đến chân khoản
- chỗ nào nhiều lông thì vạch lên quét vào
- quét hết những chỗ tỉa lông và những chỗ cần quét thì thôi
6 . XẢ NGHỆ
- thường thương ae cầu kì thì đun nước chè với ngải cứu lau sạch sẽ,có ae còn dùng cả dầu hội đầu tắm cho gà = nước ấm. Mình thì đơn giản hơn,lấy nước lạnh pha nước sôi vào cái ca hay chậu,sao mà thò tay vào nóng già 1 chút là ok. Lấy nước trắng lau sạch nghệ cho con gà từ đầu đến chân là xong
- gà đủ năm thì sáng vô chiều xả
- gà già + thừa cân thì sáng hôm trc vào xong phơi nắng,ko xả vội,để đến hôm sau phơi phát nắng nữa rồi xả
7. 1 SỐ ĐIỀU CẦN CHÚ Ý
- ngày nắng thì vào,lạnh thì thôi
- nếu 1 đợt rét quá dài,ko đợi đc nắng,muốn vô nghệ thì ae lấy giàng úp gà,mang ra chỗ kín gió,quây bạt kín mít xung quanh,cho bóng điện vào sấy nóng ko khí lên,vô nghệ cho gà thì lôi gà ra chỗ ấm áp,tránh gió,quét nhanh,lấy máy sấy tóc sấy qua đi xong cho luôn vào trong giàng ấm,sấy bóng điện tiếp
- khi phơi gà ko nên phơi lúc nắng quá gắt,nếu nắng gắt thì cho giàng phơi vào chỗ nửa nắng nửa râm,ko có chỗ như thế thì lấy cái j che nửa giàng vào
- ko nên phơi nắng buổi chiều,chỉ nên phơi từ sáng đến trưa
- ko nên phơi quá lâu,gà dễ bị sổ mũi và đi ỉa do hốc nước quá nhiều
- phơi nắng chỗ thoáng nhưng tránh chỗ có gió lùa vì rượu pha nghệ làm giãn lỗ chân lông,khí lạnh dễ xâm nhập
- khi vào nghệ nên cho ăn 1 viên thiết đản to = viên bi sắt xe đạp thì tốt hơn
- hôm nào mà vào nghệ thì ae cho ăn ít thôi,vì thường là hôm vào nghệ gà sẽ hơi chậm tiêu hơn bt 1 chút,nên cho uống nước rau ngót giã hoà nước ấm cho vài hạt muối cho mát gà,nhưng cái này nghe có vẻ lích kích,cứ táng cà chua cho tiện
- ngày nào vào nghệ ko đc cho uống B1 dễ gây nóng trong,táo bón
- trường hợp gà già để nghệ từ hôm trc đến hôm sau mới xả mà đêm cho ngủ bồ hay hộp ngủ ko có nước thì chiều trc khi cất gà bơm cho vài xilanh nước ấm hoặc nhét cho ăn nửa quả cà chua.
- gà trước khi đi đá 4 - 5 ngày ko nên vô nghệ,với ae cẩn thận bắn sơ chân rồi mới đi đá thì tốt nhất là ko nên vô nghệ ở kì nghỉ cuối cùng đấy
- ko nên quét nghệ vào phần đầu gối con gà
8. VIDEO AE THAM KHẢO
.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ THƯƠNG TÍCH CHO GÀ CHIẾN NGAY SAU KHI ĐI ĐÁ VỀ
1 . CHUẨN BỊ THUỐC
- Tyrosur
- alpha choay
- long huyết PH
- smecta
Các loại trên mua ở hiệu thuốc tây
- các bạn ra thú y mua lọ Catosal
2 . CÁCH CHỮA TRỊ
- đầu tiên khi về ae lấy nước ấm lau sạch vết máu cho gà,lấy tăm bông chấm sạch đất cát trong các lỗ cựa
- dùng nước om ấp hơi cho gà tan đòn
- tiêm vào chằng cần 1 mũi CATOSAL
- hoà 1 gói SMECTA cho gà uống
- Sau đó đút cho gà 2-3 mồi cơm nóng (trường hợp gà ko thể tự ăn)
- cho gà uống 1 viên ALPHA CHOAY + 1 viên LONG HUYẾT PH
- bôi tyrosur 1 lớp lên khắp mặt vết thương
* chú ý : làm trong 3 ngày đầu tiên
- sau khi om ấp hơi cho tan đòn thì bôi lại lên da gà như trên
- catosal ngày 1 mũi
- thuốc thang ngày 2 lần
.
NUÔI GÀ BỊ ỐM RẠC, TỤT LỰC
- Ra thú y mua catosal về tiêm. Cách 1 ngày tiêm 1cc. Tiêm 3 lần.
- ra hiệu thuốc tây mua boganic và enervon C về cho uống mỗi ngày 1 viên nọ 1 viên kia
- cà chua cho ăn đều,rau giá nhiều vào
- thịt cho ăn ít thôi,gà yếu ăn nhiều dễ loạn tiêu hoá,đi ỉa
- nghỉ om và vào nghệ
- hàng ngày phun nc chè xoa nhẹ nhàng,phơi nắng nhẹ,ko nên phơi nắng lâu và gắt
- mua cám cò cho ăn bổ sung cho nhanh lên lực,gà gầy quá có thể cho ăn bữa thóc bữa cám
- mỗi lần cho thóc cho ăn vừa phải thôi,gà yếu mà cứ ních đẫy vào là cũng chậm tiêu,rất nguy hiểm
- tránh nhốt cạnh gà xung khoẻ
- nếu đang yếu thì ko nên vần,gà bắt đầu hồi thì cho chạy giàng,khi gà đang trên đà khoẻ lại,chọn ngày nắng ấm cho nhảy khoảng 5-7' thôi rồi nghỉ,gà sẽ xung và hồi phục rất nhanh. Có con gà thua nào chạy kêu rồi,mượn giữ đuôi cho đá,cho đánh con gà kia kêu ầm lên thì gà sẽ xung,hồi phục nhanh hơn
- tối nhốt ngủ chỗ ấm,nhưng phải thoáng khí,ví dụ chỗ khuất gió phủ màn. Gà rạc tránh ngủ thùng bí hoặc thắp bóng đèn đỏ
- nếu có vườn thì hàng ngày thả ra,cho đi cùng con mái tơ chưa chịu trống cho xung
.
XÂY CHUỒNG
*chuồng gà ko nên xây đằng tây hay đằng đông. Ví nếu :
- lưng đằng đông => mặt đằng tây => hứng nắng gắt
- lưng đằng tây => mặt đằng đông => hứng gió lạnh
Các cụ đã có câu khi xây chuồng gà là : lưng tây,mặt đông,cái lông ko còn
- Tốt nhất là làm chuồng lưng hướng bắc,mặt hướng nam => mát mẻ về mùa hè,ấm áp về mùa đông,lưng chuồng tránh gió bắc,2 vách 2 bên tránh gió đông và nắng gắt hướng tây
* Trong trường hợp ko có điều kiện làm như trên,mà buộc phải chọn đông hoặc tây,thì nên làm lưng đằng đông,mặt đằng tây,và trồng 1 cây có bóng mát ở hướng tây hoặc hơi chếch tây nam,tránh nắng gắt
Đây là chuồng nhốt ae nhé,còn phơi nắng buổi sáng thì bắt ra giàng phơi chỗ thoáng mát,nắng nhẹ ko hút gió theo luồng
*chuồng rộng thì tốt,nếu ko có đk xây rộng thì
Cỡ trung bình là
⁃ Mặt 1,2m
⁃ Sâu 0,8m
⁃ Cao 1,0m
Kích cỡ này là vừa đủ
⁃ trên mái nên che 1 tấm bạt cách mái khoảng 20cm hoặc xếp lá cọ dày lên. 1 số người dùng ruột đệm mút hoặc chăn bông cũ trải trên mái để chống nóng,trưa nắng lấy vòi nước bơm lên ruột đệm hay ruột chăn cho ướt,cũng là 1 cách tốt.
*chất liệu làm chuồng tốt nhất vẫn là xây gạch,vừa chống nóng mùa hè,vừa giữ nhiệt mùa đông nếu có thắp bóng đèn trong chuồng. Hàn giàn chuồng = tôn hay khung sắt chỉ tiện thôi,chứ ko tốt bằng
.
CÁCH TRỊ RẬN,BỌ MẠT TRÊN PET CƯNG NÓI CHUNG VÀ GÀ CHỌI NÓI RIÊNG
Mỗi năm,vào mùa xuân,trời ẩm thấp,mưa phùn,cũng là thời điểm sinh sôi nảy nở của rận chó,bọ gà,bọ mèo,bọ chét,... Đây có thể nói là nỗi kinh hoàng cho pet cưng của chúng ta,thậm chí là cho cả chúng ta cùng gia đình nữa,nhất là trẻ nhỏ. Chỉ lơ là,ko có biện pháp phòng tránh là lũ bọ phát triển rất nhanh,gây thiệt hại cho vật nuôi,khó chịu ngứa ngáy cho con người. Vậy thì chúng ta làm thế nào để phòng tránh bọ,cũng như giải quyết khi đã có bọ.
Bài viết này Hoài Nam chủ yếu muốn ae gà chọi tham khảo,nên Nam chỉ nói về gà thôi nhé,cho tập trung vấn đề,còn các loại chó,mèo,chuột hamster thì các ae cứ áp dụng tương tự là đc.
Đây là kinh nghiệm của riêng mình,nên chắc chắn vẫn còn hạn chế,ae biết phương pháp nào khác hiệu quả cứ bổ sung nhiệt luôn nhé.
1. bọ gà là con j ? Tác hại ra sao
Bọ gà là loài côn trùng nhỏ như cái đầu kim,sống kí sinh trên gà. Thời gian bùng phát khoảng hết hè sang thu và hết đông sang xuân. Chúng thường đốt gà vào ban đêm là mạnh nhất,gây mất ngủ,ngứa ngáy,mất máu làm gà nhợt nhạt,gầy gò,có khi gà mái bị đốt chết luôn trên ổ đẻ,đại loại là rất hại. Ngoài ra,bọ khi lây sang người đốt rất ngứa,nó đặc biệt thích những khu vực ẩm ướt như bẹn,thắt lưng,rốn,lông mày,tóc. Sau khi đốt người thì để lại những mảng rộp đỏ phồng nước,rất rát và ngứa,nước bọt của bọ gà thậm chí còn gây ra bệnh viêm màng não ở trẻ em nếu bị đốt quá nhiều,rất nguy hại.
2. Phòng và trị bọ gà thế nào ?
⁃ trước khi đổ cát vào chuồng gà thì rải 1 lớp vôi bột mỏng dưới đáy chuồng
⁃ Lấy cây mần tưới lót dưới ổ gà ấp và vứt vào chuồng gà chiến,bọ sẽ bỏ đi hết. Cây này hình dáng giống nhọ nồi nhưng lá dài và thân cao hơn ae nhé.
⁃ Lấy lá cây sầu đâu làm giống như cây mần tưới. Cây sầu đâu nhìn thì giống cây xoan nhưng ko phải ae nhé. Sầu đâu lá nhiều răng cưa và quả ăn được,quả dài hơn xoan. Lá và quả xoan thì độc,ko ăn đc,nếu mình ko nhầm thì xoan còn gọi là cây sầu đông (chắc mùa đông trụi,trông buồn tẻ nên gọi vậy)
⁃ Ae nuôi gà chiến,khi om gà,cứ ngâm nửa lọ vitamin B1 vào bát nước cho nhũn ra,hoặc nghiền khô ra,xong đổ vô nồi om,thì cũng ko có con bọ nào đốt gà cả,muỗi cũng chạy luôn. Thuốc ko hề hại gà nhé,mình làm mãi rồi
⁃ ra thú y ae mua Hantox hoặc fedona về xịt đầy vào cát,trộn lên,để trống 1 ngày xong nhốt gà vào,kết hợp xịt khắp xung quanh khu chăn nuôi,xịt vào tường cao 1m tính từ đất lên,cao quá thì ko cần. Lưu ý là nên tiến hành vào hôm khô ráo,ko mưa gió,khi xịt thuốc nên để thông thoáng cho khô dần,nếu nắng trực tiếp chiếu vào là tác dụng kém đi nhiều
⁃ Trường hợp gà đã bị bọ rồi,thì ae chuyển gà ra ngoài,mua hantox (loại xịt rận chó) về xịt đều lên người con gà,phơi ra nắng hết,sau đó quay vào vệ sinh chuồng = các cách ở trên. Ví dụ sáng bỏ gà ra,xịt thuốc,xong vệ sinh phòng thì tối mới cho gà vào,xịt xong phải mở cửa cho thoát đỡ mùi,đêm hôm đó cũng ko đc phủ bạt hay đóng kín cửa chuồng ae nhé
.
NGÃ NƯỚC
1. NGÃ NƯỚC LÀ GÌ ?
"Ngã nước" ko phải là bị ngã xuống nước,ngã nước cũng ko hẳn là liên quan đến nước. Ngã nước là hiện tượng con gà khi chuyển đến 1 vùng mới,môi trường sống và cách chăm sóc thay đổi đột ngột,thời tiết ko quen,ăn uống lạ bụng,...,cơ thể ko kịp thích nghi nên bị ngã nước.
2. KHI BỊ NGÃ NƯỚC THÌ GÀ BIỂU HIỆN THẾ NÀO ?
Đầu tiên,phải khẳng định,ko phải con gà nào khi chuyển vùng cũng ngã nước. Có những con hợp đất ở chỗ mới thì phát triển rất tốt,nhưng bên cạnh đó 1 số con ko thích nghi đc,hoặc do cơ địa có vấn đề j đó,thì sau khoảng 10 ngày đến nửa tháng bắt đầu có những biểu hiện như sau :
⁃ Gà ko lên cân mặc dù cho ăn tốt
⁃ Gà có lên cân nhưng cứ nhợt đi
⁃ Gà cả ngày ko gáy
⁃ Mặt nhìn ko có thần thái gà chọi,trông chậm chạp,đồng tử giãn như khuy áo,ánh mắt ko lanh lẹ,nhìn ko gắt
⁃ Gà ko rắn chắc nữa,mặc dù om xoa rất nhiều nhưng con gà cảm giác cứ bủng,nhão ra
⁃ Gà đứng trong chuồng buồn,có khi ban ngày cũng ngủ gật
⁃ Các vết mốc bắt đầu xuất hiện,dù bạn có bôi thuốc kiểu j cũng ko khỏi vì cứ lớp trước bong thì lớp sau lại đùn từ chân lông ra
⁃ Gà hắt hơi sổ mũi,ốm dai dẳng
⁃ Sau khi nhợt nhạt thì tự nhiên chẳng chơi con nào,dí vào con gà mới gáy cũng chạy
⁃ Gà uống nhiều nước,ỉa xoèn xoẹt như ngan ỉa,có tiêu nhưng chậm
⁃ Lâu ngày có con héo dần,nhợt nhạt,mốc meo,gày gò,còn bộ khung xương,thậm chí là chết
3. PHÒNG NGÃ NƯỚC THẾ NÀO ?
Ae nhớ 1 điều gà ngã nước chỉ có phòng thôi chứ đừng nói đến chuyện chữa,vì khi 1 con gà đã có những biểu hiện như trên thì gần như vứt đi,cố nuôi cũng ko giải quyết j,1 số trường hợp còn là vật truyền bệnh cho những con khoẻ vì gà thì rất nhiều mầm bệnh ủ trong cơ thể,chúng chỉ chờ khi đề kháng tụt,gà yếu là sẽ phát ra thôi. Gà đã ngã nước rồi nuôi thay lông xong cũng ko ra j,mà ốm yếu có đúc mái cũng kém đậu,ra con đc thì dớt xương.
Chính vì vậy,việc phòng ngã nước là rất cần thiết khi gà chuyển vùng.
Có rất nhiều 1 số cách dân gian như sau :
⁃ cho ăn rau muống ngâm với nước vo gạo
⁃ Cho ăn giun đất
⁃ Lấy chai nước hoà đất tại nơi cũ ra cho uống ở nơi mới
⁃ Cho ăn đu đủ chín
⁃ Cho ăn đu đủ xanh luộc lên
⁃ Cho ăn lòng đỏ trứng gà ta đã luộc
⁃ Hàng ngày cho uống B1
⁃ Cho uống 3 ngày đầu mỗi ngày 1 viên ổn thanh
Vv..vv..và mây mây
Nói chung là về vấn đề này nhiều người có những cách khác nhau,có những người nghe chỉ thì làm theo,cũng có cách tương đối ok,có những cách ko ổn. Bên trên là những cách tớ đã thấy ngta làm,nhưng tớ chưa thử bh nên cũng ko dám nói là tốt hay ko tốt.
Dưới đây là cách tớ thường làm,thấy rất ổn,ae tham khảo. À nói luôn đây là cách khi tớ đưa gà miền Nam và miền Trung ra Bắc thì tớ làm,còn nếu đưa gà đi theo chiều ngược lại,từ Bắc vào Nam thì tớ chưa thử nên ko chắc có tốt ko ae nhé.
⁃ khi ae đi đón gà,cầm theo mấy nhánh tỏi tỏi đã đập dập. Nếu ôm cả thùng các tông về thì ko nói,nhưng nếu bỏ gà ra khỏi hộp cho vào làn mang về thì nhét cho mỗi con 1-2 nhánh tránh gió
⁃ Khi về đến nhà,cho gà nghỉ ngơi,thoáng mát,nhưng tuyệt đối tránh chỗ hút gió
- tuyệt đối ko sốt ruột vần ngay khi về nhà
- ko cho chạy giàng trong 3 ngày đầu tiên
⁃ Nếu trời lạnh cho gà vào chỗ kín,làm cách nào đó giữ ấm cho gà như đốt 1 ít bồ kết,thắp bóng điện,bật điều hoà,hoặc 1 cách j mà ae thấy tiện
⁃ ngày đầu tiên về chưa nên ních căng 1 diều thóc,nên cho ăn cơm nóng ngày đầu tiên.
⁃ Mỗi ngày ae cho ăn 2 lần ớt sáng tối,nếu quả to thì bẻ đôi,nếu quả nhỏ thì mỗi buổi 1 quả
⁃ Nếu gà về mà vào những ngày lạnh,thì ngay buổi đầu tiên nắng to,tuyệt đối ko mang gà ra phơi,rất dễ sổ mũi đi ỉa
⁃ Đun nước sả cho gà uống,sáng hôm trc đun đổ đầy gáo cho gà uống,đến sáng hôm sau đun nước mới,đổ nước cũ đi
⁃ Mỗi ngày 1 con gà cho ăn hết 1 lòng trắng trứng vịt luộc,chia đôi sáng tối mỗi lúc cho 1 nửa
⁃ Buổi tối lạnh ko nên cho gà ngủ bóng điện,mà ae nên lấy thùng các tông đục lỗ cho gà vào ngủ
==>> chế độ như trên trong 5 ngày ae nhé,sau đó cho ăn uống bt,nước mưa thì tốt
• Chú ý : nếu làm đúng như trên mà trường hợp hy hữu đáng tiếc vẫn có những con ngã nước thì chắc vô phương,phải dùng đến cách cuối cùng là cho dùng sinh tố lá chanh kết hợp uống vitamin dao ae nhé,để lâu cũng chả giải quyết j đâu
.
CHỮA BỆNH CƠ BẢN
BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
1. TRIỆU CHỨNG
Có rất nhiều thể hen ở gà,và biểu hiện thì tương đối giống nhau. Có 1 điều chắc chắn là ngay cả đến bác sĩ thú y học qua trường lớp,khi nhìn triệu chứng,ko mổ gà,xét nghiệm thì cũng khó mà phách ra gà dính thể hen j. Nói chung nuôi gà chọi phức tạp nhất là dính mấy cái bệnh hô hấp,đã vậy còn hay bị lại khi trái gió trở trời.
Bh để nói về từng thể hen như CRD,C-CRD, ILT, IB, CORYZA,NẤM PHỔI ( KO PHẢI NẤM HỌNG NHA AE), NIU CÁT SƠN ( NEWCASTLE ), E.COLY,CÚM GIA CẦM H5N1 - H1N1 - .... thì rất dài.
Trừ cúm gia cầm thì gần như là xoá sổ gia cầm trên 1 vùng rộng lớn với tốc độ ánh sáng ( chết cả người ), Newcastle thường cũng chỉ phòng bằng cách tiêm văc xin,chứ 1 khi ko tiêm,để bùng phát thì 10 con chết 9. Còn lại thì ko chết ngay,thường có biểu hiện đầu tiên là ngáp,lắc mặt,gãi liên tục vào cánh mũi. Sau đó sẽ hắt hơi,ho. Đến khi con gà sưng mặt,nước mắt giàn giụa,thối mù mắt,vảy lòi cóc hầu,chảy nước mũi ,lên đờm khòng khọc là đã tương đối nặng rồi. Giai đoạn sau gà sẽ ăn kém hoặc bỏ ăn,uống nước nhiều,sốt nóng,chậm tiêu thậm chí là ko tiêu. Ko chết ngay,nhưng để lâu thì cũng chết dần nếu ko chữa trị kịp thời,tuỳ vào hen j mà tỉ lệ chết cao thấp khác nhau
2. CHỮA TRỊ
Thực ra mình cũng nói luôn là ko có 1 loại thuốc j chữa đc 1 lúc tất cả các thể hen trên. Chỉ có là chữa đc làm sao nhiều thể 1 lúc nhất thôi. Hiện tại mình đã tìm tòi,thử nghiệm và pha chế ra 1 loại thuốc chữa đc hầu hết những thể hen trên,chấm dứt những biểu hiện như khò khè,sưng khoé mắt,sùi bọt mắt,chảy nước mắt,vảy lòi cóc hầu,sổ mũi,...
Mình bán 100k / lọ 16cc chữa đc 4 con
200k / lọ chữa đc 6 con
Thuốc có thể tiêm hay uống ( liều gấp đôi ) đều đc ae nhé.
Tác dụng tuyệt vời khi dùng kịp thời
Khi gà dính bệnh,ae có nhu cầu về thuốc alo trực tiếp mình : Nam Cận - 01294553333
Thuốc ship toàn quốc,nhận thuốc thanh toán tiền ae nhé. Free ship nội thành Hà Nội.
Để biết thêm chi tiết về cách sử dụng thuốc ae xem tại đây :
.
CHỮA MỐC GÀ
1. NGUYÊN NHÂN GÂY MỐC GÀ
Mốc gà thường do 1 số nguyên nhân sau đây :
- đá nhau xong ko vệ sinh tốt,thường vết mốc sẽ xuất hiện đầu tiên từ những chỗ trầy xước,có vảy đòn
- lây từ con nọ sang con kia,có thể qua chạm nhau lúc vần,qua khăn chữa gà chung,qua khăn om chung lây lan
- chuồng gà ko thông thoáng,ẩm thấp,bẩn lâu ko thay cát nền chuồng,vệ sinh kém,tối tăm,ko có ánh sáng mặt trời trực tiếp.
...v.v.... Và ...v.v....
2. BIỂU HIỆN
Như đã nói ở trên,mốc gà thường xuất phát đầu tiên từ những vết trầy xước,vết đòn ko đc vệ sinh kĩ,đầu tiên sẽ là những vết nhỏ,ko chữa nhanh nó sẽ lan ra như đồng xu,thậm chí là khắp người con gà,vết mốc có bờ trắng xung quanh,ở giữ màu da bạc hơn những chỗ ko bị,phần da bị bệnh bong ra như bụi phấn
3 . TÁC HẠI CỦA MỐC GÀ
- đầu tiên phải khẳng định mốc là bệnh,mà đã là bệnh thì ko tốt rồi
- gà bị mốc nhìn đã thấy ko có thiện cảm,ko muốn ôm vào người
- mốc làm gà ngứa ngáy,tối mất ngủ,gây suy nhược cơ thể,xuống sức,nhiều lúc vần còn như mất gân,thở dốc. Thực ra ko phải mất gân,mà là mất sức do thức đêm
- mốc làm da gà mỏng đi,ko dầy lên đc,ăn đòn phát rớm ngay
- mốc ăn vào chân lông gây bở chân lông,tụt lông,có con vì mốc mà tắc đường bài tiết của da gây kén lông khắp cổ,ko tốt cho gà chút nào
- vì mốc gây yếu gà như đã nói ở trên,mà con gà nào cũng ủ bệnh trong người,bệnh chỉ chờ gà yếu,đề kháng tụt để phát ra thôi,thế nên gà mốc nặng,nhất là lại thay đổi thời tiết đột ngột nữa thì rất dễ dẫn đến hen,ỉa phân xanh phân trắng,lên đậu,và các dịch bệnh khác nữa
4 . CÁCH CHỮA TRỊ
Cái này muôn màu muôn vẻ,mỗi người 1 phách,người thì dựa vào y học,người thì dựa vào kinh nghiệm dân gian,vân vân và vô vàn... Thường là có 1 số cách chữa sau đây
- thuốc mốc uống của người,mua ở hiệu thuốc tây
- thuốc mốc bôi của người,mua ở hiệu thuốc tây
- thuốc mốc bôi và uống của gà,mua ở nơi bán thuốc Thái Lan cho gà
- bôi nước điếu
- bôi diêm sinh trộn lẫn mỡ lợn hoặc dầu ăn
- tắm nước đun lá xà cừ
- lấy bột đỏ trong viên nhộng lao trộn lẫn tetacilin mỡ bôi lên
- dùng cồn ngâm cây bạch hạc bôi
- dùng cồn ngâm rễ cây thuốc lào bôi
...v.v... Và ...v.v...
Bạn có thể chọn 1 trong những cách trên xem cách nào bạn thích và hợp thì bạn làm
Tôi xin chia sẻ cách làm của tôi,với tôi thì đây là cách tốt,rẻ,tiện mà hiệu quả nhất,thuốc rẻ,dễ mua,thao tác nhanh ko phải đợi ngâm,giá chỉ 20.000 đ / 1 tuýp 25gram,dùng đc cho rất nhiều gà. Thuốc tên là KETOMYCINE,lát tôi sẽ post ảnh thuốc ở dưới để ae tham khảo,mua ở hiệu thuốc thú y,hàng Việt Nam luôn ae nhé,thuốc này còn có thể hoà nước cho uống hoặc bôi vào lông gà ngoáy trong họng hỗ trợ chữa nấm họng. Tất cả những cách trên tôi đã dùng hết nhưng ko cách nào tốt = cách này,thuốc này cũng rất tốt,mà lại rẻ
THAO TÁC :
- ae lấy nước trắng,ấm,sờ tay hơi nóng già 1 chút là ok,có thể lấy bàn chải đánh răng,khăn lau,lõi ngô khô để nhúng nước đánh,lau sạch sơ qua vết mốc. Có 1 điều sai lầm mà mình thấy rất nhiều ae mắc phải đó là nghiến răng chằng lợi,gồng tay nổi chuột ra sức đánh và lau đến nỗi vết mốc rớm cả máu ra,các bạn nghĩ như thế thuốc sẽ ngấm tốt hơn,thực ra là ko phải thế,khi bạn đánh như vậy lớp biểu bì tổn thương nặng,làm cho da mất nốt khả năng phòng vệ ít ỏi còn sót lại,càng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu hơn. Chỉ nên lau,chà nhẹ cho kết lớp phấn và bờ trắng đi thôi thì dừng lại.
- nhốt gà ra chỗ nắng,thoáng mát
- khi gà khô vết bạn đã chà thì bạn bôi thuốc lên vết đó
- trường hợp bạn bôi vào buổi tối,ko có nắng,thì sau khi lau bạn lấy máy sấy tóc khò qua đi,cho khô se mặt vết thương rồi bôi thuốc thì thuốc sẽ ngấm tốt hơn
- ngày hôm sau bạn lau sạch sẽ đi,lại phơi khô và làm lại,3 ngày như thế thì dừng lại. Ở đây lại có 1 sai lầm ae hay mắc,đó là nghĩ bôi thuốc 1 lần rồi để nguyên 3 ngày sẽ tốt nhất,thực ra như thế ko tốt bằng hôm sau bạn lau đi và bôi lại lượt mới
- ngoài những chỗ bôi,thường là chỗ da đã cắt lông,thì bạn nên vạch cả những chỗ còn lông ra xem có mốc ở trong ko còn kịp thời xử lí
- sau 3 ngày om xoa phun nước chè bình thường,lớp da chết khi khỏi sẽ bong ra vẩy giấy,đây ko phải là vảy mốc nữa,ae cứ kệ,đừng thấy thế mà cố lau hết,da non ở trong sẽ bị rớm máu,phải có thời gian da mới phục hồi hoàn toàn
5. CHỮA MỐC GÀ BẰNG THUỐC UỐNG
Trường hợp gà bị mốc nặng,ăn vào lỗ chân lông,ae ra thuốc tây mua vỉ KETOCONAZOLE 200mg CELLTRION của Hàn Quốc.
Ae nhớ là 200mg và của Hàn Quốc mới đúng liều,mình dùng thấy tốt nhất nhé.
Về ngày thứ nhất cho gà uống 1 viên,cách ngày thứ 2,thứ 3 ko cho uống,đến ngày thứ 4 cho 1 viên nữa là thôi.
6. PHÒNG MỐC GÀ
- nhốt chỗ thoáng mát,có ánh nắng mặt trời trực tiếp
- tránh chỗ ẩm thấp,đọng nước
- phun nước chè,phơi gà khi có nắng
- om xoa đều,nếu om tối,hết nắng nên sấy khô rồi mới cho đi ngủ
- riêng gà thay lông,nên cho uống 1 viên thuốc nấm,thêm nữa là thi thoảng vạch lông người ra xem,tôi đã thấy có trường hợp gà thay lông mặt ko mốc,chủ gà để trong chuồng 5-6 tháng ko sờ,khi xong lông định cắt lông thì mới biết bị mốc hết cả trong người,vuốt 1 phát lông tụt đầy ra tay.
- hạn chế vần với gà bị mốc nặng,đá tiền thì đc : )~
- khăn om vs khăn chữa nước ko nên dùng chung giữa gà mốc với gà khoẻ
.
NẤM HỌNG
Gà bị nấm họng ae ra hiệu thuốc tây mua vỉ NYSTATIN về
- chiều sau khi cho ăn xong các bạn bỏ gáo nước ra ngoài ko cho gà uống nữa
- nếu trong họng nó những vết bờ nấm quá dày thì bạn vành mồm gà ra soi đèn,lấy cái đóm hay hút thuốc lào,lấy ống hút nhựa,hoặc j đó tiện thì bạn lấy,cạo bờ nấm xùi lên ấy ra,nhớ nhẹ nhàng chứ ko phải là làm mạnh gà sẽ bị tổn thương nặng hơn
- lấy 1 viên cho uống
- 1 viên khác nghiền ra thành bột thổi vào họng gà
- làm liên tục 7 - 10 ngày
Tỉ lệ khỏi khoảng 80%
.
ĐẬU GÀ
Khi gà bị đậu,các bạn ra thú y mua lọ COLIFORTSTOP và ra thuốc tây mua mấy tuýp TYROSUR. Về cứ ngày 2 lần sáng - chiều,mỗi lần cho uống 10 giọt COLIFORTSTOP và ngày 3 lần sáng - trưa
- chiều bôi TYROSUR lên các vết đậu và vùng da xung quanh. Như mình là hay bôi 1 lớp toàn bộ mặt - mào - cổ luôn. Thuốc này sau khi bôi thì sạch và khô rất nhanh. Khoảng 3 ngày ae sẽ thấy các vết đậu ko lây lan nữa,sau 5 ngày sẽ bong vảy ra.
Phương pháp này còn tiêu luôn mủ trong vết đậu nếu ae bôi sớm,ko có nhân phải nặn ra như các phương pháp khác.
Về việc phòng bệnh,các ae nên biết là riêng đậu gà thì vacxin rất tốt cho gà nhỏ,ví dụ 10 con phòng chỉ 3 con bị,7 con ko sao,nhưng với gà to thì tỉ lệ đó ngược lại nhé. Với gà to,sẽ rất hiệu quả nếu ae phòng = thuốc. Đậu gà hay bị nhất vào dịp Tết âm lịch,nên trước khoảng thời gian đó ae nên mua COLIFORTSTOP về,cho cả đàn uống,mỗi ngày 10 giọt,uống 3-4 ngày
.
CHỮA SƯNG CỦ BÀN,SƯNG GỐI,BẠI HÔNG BẰNG THUỐC TÂY
Gà vần hoặc đá về bị sưng củ bàn,sưng gối,bại hông thì mình thường làm thế này,ra hiệu thuốc tây mua những thuốc sau :
- Arcoxia ( thuốc này rất đắt,nếu chỗ nào ko có thì mua cadicelox 200 thay thế). Dùng liều như nhau
- alpha choay
- long huyết PH
- lincomicin nước
- men tiêu hoá entergromina
Gà dùng thuốc thường nóng trong gây táo bón,chuồng lúc nào cũng phải để đầy nước,sáng chiều 2 bữa rau xanh
Gà nên nhốt chỗ chật,tránh chạy nhiều,gà xung mà cứ nhảy trong chuồng khi nhìn thấy gà khác thì che kín chuồng vào
Hàng ngày úp bu nhỏ cho đứng trong chậu ngâm chân nước lạnh pha 2 nắm muối + 1 nắm phèn chua,ngâm khoảng 1 tiếng sáng + 1 tiếng chiều càng tốt
Làm trong 5 - 7 ngày ae nhé
.
CHỮA GÀ UỐNG NƯỚC QUÁ NHIỀU
1. NGUYÊN NHÂN
⁃ Gà mắc bệnh do bị nhiễm khuẩn,rối loạn đường tiêu hoá.
2. BIỂU HIỆN
⁃ Gà uống rất nhiều nước,uống ko dừng,có khi cho đầy gáo cao su uống phát hết luôn
⁃ Gà chậm tiêu
⁃ Ỉa soèn soẹt như ngan ỉa,ỉa ướt hết cả nền chuồng
⁃ Gà nhợt nhạt,gầy gò tụt cân,trông buồn
⁃ Để lâu có thể chết
3. CÁCH CHỮA
Thực ra bệnh này chữa tương đối đơn giản nhưng 1 số ae loay hoay cho uống hết thuốc nọ thuốc kia,thành ra hỏng mất con gà. Bệnh này cho uống thuốc đi ỉa phân xanh phân trắng của thú y ko khỏi đc,nên ae đừng dùng mất công
Ae ra quầy thuốc tây của người,mua mấy loại thuốc này nhé :
⁃ eldoper loperamide - thuốc tiêu chảy Ấn Độ 3.000 đ / vỉ 10 viên
⁃ 5 gói Smecta
Về mỗi ngày 2 lần sáng chiều :
⁃ Trước lúc cho ăn 30' cho uống nửa gói smecta
⁃ Sau khi cho ăn xong đút vào mồm 1 viên loperamide
⁃ Ae cho gà ăn đồ mềm,ko cho ăn thóc ae nhé. Ko đc để gáo nước trong chuồng cho gà uống liên tục mà mỗi lần gà ăn xong lấy gáo khô đổ 1 ít nước (khoảng nửa cái chén mà hàng nước hay bán trà nóng) cho gà đủ uống thôi. Nếu cho uống thả phanh thì bệnh này ko thể chữa đc.
⁃ Buổi trưa cho gà ăn nửa quả cà chua
⁃ Tăng cường rau xanh bỏ vào chuồng thường xuyên cho gà ae nhé
=> ae điều trị trong 5 ngày,chữa hết 1 vỉ eldoper và 5 gói smecta thì thôi,gà sẽ đỡ.
⁃ sau đó ko nên cho ăn thóc ngay,nếu có điều kiện thì tốt nhất là ae tìm mua loạ gói đồ ăn khô viên xanh đỏ dùng cho chó con,về cho vô gáo,đổ tí nước vào,ngâm 1 lúc cho mềm ra thì cho gà ăn. Khoảng 3-5 ngày
4. CÁCH PHÒNG TRÁNH
⁃ Bệnh này hay mắc nhất là khi gà yếu lại cho ăn linh tinh,vậy nên khi đi đá nhau về,hoặc kể cả khi vần sâu về,trong 3 ngày đầu tiên mỗi ngày 2 lần sáng chiều cho gà uống nửa gói smecta trước khi ăn 30' và nửa ống men tiêu hoá entergromina sau khi ăn.
⁃ Ko cho ăn thịt cá,đồ sống sau khoảng 5 ngày đi đá về
⁃ Ko phơi nắng quá lâu,nếu phơi nắng phải để gáo nước vào trong giàng phơi,tránh phơi khan. Khi phơi gà,trót để quên mà thấy thở hồng hộc,thở dốc vì nóng quá thì tuyệt đối ko đc ấp,vắt nước lạnh vào gà ngay lập tức,cũng ko đc vành mồm ra cho uống nhiều nước như lúc chữa trong trận đấu. Việc làm này rất nguy hiểm cho gà ae nhé. Khi gà bị tình trạng này thì tốt nhất ae đem vào chỗ mát,kệ cho nó thở,lấy quạt điện quạt cho mát gà,sau khi gà đỡ thở thì cho uống 1 ít nước ấm. Lấy khăn nhúng nước mát vắt kiệt đi rồi nhẹ nhàng lau từ từ khắp người gà (khác với vắt nước vào thẳng con gà ae nhé
.
TRỊ GÀ NẤM VẨY HAY RỘP ĐỎ VẢY CHÂN
• Biểu hiện
1 số vảy ở chân gà rộp lên đỏ ửng do nấm làm ổ dưới vảy,sau só càng ngày càng lan rộng ra hết các vảy. 1 thời gian sau vảy còn tróc lở ra,thịt ở trong nhũn cảm giác như hoại tử
• tác hại :
Khi gà bị như trên đòn đánh giảm đi rõ rệt. Có thể do ngứa ngáy đau nhức đêm ko ngủ đc,mà đơn giản là đau chân thì ko thể đá mạnh như bình thường đc rồi
• cách chữa trị :
1 số người loay hoay ko biết xử lí thế nào,có ae ngâm nước muối,có ae ngâm nước phèn,có ae ngâm rượu thuốc,bôi sát trùng. Nhưng đơn giản : nấm thì trị bằng thuốc nấm, vậy thôi !
⁃ ae ra hiệu thuốc mua vỉ KETOCONAZOLE 200 mg celtrion,về cho uống luôn 1 viên,sau 2 hôm,đến hôm thứ 3 cho 1 viên nữa. Chỉ uống hết viên thứ 2 thôi. Lưu ý cách nhau 2 ngày,uống liền ngày là quá liều
⁃ Nếu tiện gần ae nào thuốc Thái cho gà thì ae mua tuýp thuốc Thái,nếu ko thì ra hiệu thuốc tây mua tuýp cannesten hoặc lamisyn về bôi,cứ tối trc khi gà đi ngủ phệt thẳng thuốc vào khoản chỗ bị rộp đỏ + chỗ lân cận để phòng
⁃ Thời gian điều trị độ 7-10 hôm là ok tuỳ tình trạng bệnh nặng nhẹ
.
CHỮA LẬU CHÂN, HÀ ĐẾ, VỠ ĐẾ
1. TẠI SAO GÀ BỊ LẬU CHÂN ?
Lậu chân hay còn gọi là thối đế,nứt đế,vỡ đế do gà bị tổn thương phần đế tiếp đất,dẫn đến nhiễm trùng lở loét,tuỳ mức độ nặng nhẹ mà đế gà bị chai sần,loét 1 phần,thậm chí nặng là thối toàn bộ đế. Nguyên nhân có thể do gà bới cát bị vặt sắc cứa vào đế,hoặc lúc vần nhảy lên nhảy xuống đế bị tổn thương rách thành vết,trường hợp khách là gà nhốt sân bê tông,sàn chuồng sắt ,cứng và thô ráp cũng dễ bị,khi đế bị tổn thương như vậy xong ko đc vệ sinh,nhốt chuồng bẩn,phân gà + đất cát dính vào thì nhiễm trùng là điều tất yếu.
2. TÁC HẠI
Lúc đá nhau đế bàn là nơi chịu nhiều lực nhất,đương nhiên chỗ ấy ko khoẻ thì cả con gà ko khoẻ là điều dễ hiểu. Thứ 2 là lúc sơ sẩy j mà thịt,nhìn cái đế lậu toét ra mà cầm lên gặm đã kém cảm tình rồi. Thứ 3 là gà bị lậu chân nặng đúc mái thường kém đậu gà con so với gà chân bt,chắc cũng như người,đau chân mà bắt chịch,mà lại chịch 1 đàn mái 1 ngày thì ko sung sướng như bt đc rồi.
3. ĐIỀU TRỊ
- đối với gà bị nhẹ,chỉ như vẩy ốc bám ở đế : dùng vôi bột trộn vào nền cát trong chuồng,tỉ lên vôi - cát là 1 - 5,dần dần gà sẽ khỏi.
- đối với gà bị ko nhẹ,nhưng ko quá nặng,nghĩa là vết lậu mới chớm ăn qua da,vào phần thịt đế,thì ngoài trộn vôi trong chuồng,hàng ngày các bạn lấy chậu nước ấm to,bỏ nhiều muối + phèn chua vào,cho gà đứng ngâm khoảng 30' - 60' thì bỏ ra,dùng móng tay hay nhíp hay j đó,bóc dần bã ra,chú ý là bóc dần thôi,ko đc bóc sâu để gà rớm máu,môn này ko vội được,vài ngày lại làm 1 lần
- đối với gà bị quá nặng : nếu con gà ko phải quá hay thì chữa đơn giản,thôi khỏi nói thì cách này ae nào cũng biết rồi. Còn nếu là con gà thực sự thật hay thì phải mổ đế,lấy hết bã ra,nhưng thường là loại này có lành cũng để đúc thôi,chứ vần đá nhau rất dễ bị lại + tâm lí sốt ruột của chủ gà nên thôi,bỏ đúc cho lành.
* mổ đế các bạn chuẩn bị những thứ sau :
. Kìm cắt móng tay hoặc loại kéo mảnh nhỏ
. Nhíp
. Kim chỉ
. Dây chun
. Bông
. Băng dính
. Mấy miếng cao tan
. Vỉ alpha choay
. Long huyết PH
. Cadicelox 200
. Nhộng lao
. Oxi già
. Cồn sát trùng
==> ra hiệu thuốc người có đầy đủ
* thao tác :
. Đầu tiên là bạn lấy dây chun quấn thắt chặt phần kheo vào,cho máu ko xuống dưới đc
. 1 người giữ,lật gà như lúc quấn cựa,1 người cầm kéo mảnh nhỏ,hoặc kìm bấm móng tay,cắt lấy hết phần bã trong đế ra,thông thường sẽ cắt theo hình dấu +
. Lấy oxi già rửa qua đi
. Sau khi lấy hết bã ra thì khâu lại theo hình dấu + ở đế
. Lấy thuốc cồn đỏ sát trùng lau sạch sẽ bên ngoài vết thương
. Lấy bông lót vào,sau đó lấy băng dính quấn lại,chủ yếu để giữ miếng bông,nên ko đc quẫn chặt quá.
. Tháo chun ở kheo ra
. Hàng ngày nên thay băng cho gà,lấy oxi già + cồn sát trùng lau rửa miệng vết thương
. Mỗi ngày sáng + chiều cho uống mỗi lần 1 viên alpha choay + 1 viên long huyết PH + nửa viên nhộng lao + nửa viên cadicelox 200. Buổi trưa nên cho uống 1 ống men tiêu hoá eltergromina vì uống nhộng lao gà hay bị chậm tiêu. Trong khoảng 1 tuần - 10 ngày
. Thả gà vào chuồng khô ráo,có trộn sẵn vôi bột,che chắn vào cho gà đỡ nhảy và đi lại nhiều trog chuồng.
. Khi vết thương đóng vẩy tương đối thì dán miếng cao tan vào
. Sau 1 thời gian vết thương đã lành,bong vẩy,thì đừng rút chỉ vội,các bạn lại ngâm chân nước muối + phèn đến lúc lành hẳn. Tuyệt đối lúc vết thương đóng vảy ko đc sốt ruột bóc vảy non ra,gà sẽ bị lại ngay
. Nếu quyết định để đúc mái thì bỏ đúc,còn để chơi thì cho ra chuồng rộng,sau đó đến chạy giàng 1 thời gian mới vần. Tuyệt đối ko đc vội.
4. PHÒNG TRÁNH
- giữ vệ sinh chuồng trại,khô ráo,thay cát định kì
- ko nên nuôi ở sàn cứng
- đi vần đá về kiểm tra đế xem có bị xây xước tổn thương để còn kịp thời vệ sinh,xử lí
- ko nên vần chỗ có sỏi dăm hay vụn gạch,nhiều dị vật,đất cứng
.
GÀ ỈA RA PHÂN SỐNG, LẪN THÓC
1. NGUYÊN NHÂN
Theo mình thì có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gà ỉa ra thóc
⁃ Do loạn khuẩn đường tiêu hoá : thường do chủ quý quá,cho ăn quá nhiều mồi có độ đạm cao (thịt,rắn,lươn,...) hoặc đồ thừa chất béo (thịt lẫn nhiều mỡ) hoặc đồ tanh (cá sống,...). Còn 1 nguyên nhân nữa là gà thả rông,uống nước cống rãnh có hoá chất nữa
⁃ Do suy giảm men lợi khuẩn : thường là do dùng kháng sinh để điều trị bệnh trong 1 thời gian dài
⁃ Do tổn thương,suy kiệt chức năng ruột : thường là do chủ ẩu,vần hoặc đá gà khi diều vẫn còn đầy thóc,khi gà vận động mạnh,thóc bị đẩy tống tháo đột ngột xuống ruột,cào xé gây tổn thương ruột,từ đó hệ tiêu hoá kém đi nhiều
2. TÁC HẠI
Nói chung là gà yếu đi,ko tốt
3. CÁCH KHẮC PHỤC
Ngày xưa ở khoa tiêu hoá bệnh viện Bạch Mai có bán hộp men vi sinh chữa bệnh này ok,nhưng nay đã dừng ko sản xuất nữa nên hơi khó,sau 1 thời gian mày mò tìm tòi,thử nghiệm trên gà bệnh,thì mình thấy chữa theo phương pháp sau rất hiệu quả :
⁃ ae ra thuốc tây mua 5 gói smecta
⁃ Kiếm 5 quả chuối tây thật chín,vỏ thâm trứng quốc
Ae ko cho gà ăn thóc nữa,mà đấu thóc vs cơm 50 - 50 cho ăn. Cứ cho ăn vào các bữa như bt hàng ngày. Trước mỗi bữa ăn 15' ae pha cho nửa gói smecta vào nước sôi để nguội (ko pha nước nóng) cho gà uống,còn nửa gói gập lại để dành cho uống trước bữa chiều. Sau bữa sáng và chiều,lấy 1 quả chuối để nguyên vỏ cho vào nồi ninh sôi 1 lúc nhừ đi,bỏ ra để nguội,bẻ 1 nửa quả nhét cả vỏ cho gà ăn hết. Còn nửa quả để dành tới chiều.
5 gói smecta + 5 quả chuối dùng hết trong 5 ngày. 1 ngày chia 2 bữa sáng - chiều là ok ae nhé.
Trong thời gian chữa bệnh mỗi ngày cho 1 ít rau xanh (ko ăn nhiều),tuyệt đối ko ăn mồi. Sau 5 ngày có cho ăn thì cho dần thôi
4. CÁCH PHÒNG BỆNH
Ở phần NGUYÊN NHÂN mình đã nói các nguồn gây bệnh,để phòng bệnh thì ae nuôi gà tránh các tác nhân đó đi nha
Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi 0914 403 667/ 02437 247 235, zalo,
facebook để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn