Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Dạy con về tinh thần quý tộc

12 ĐIỀU DẠY CON VỀ TINH THẦN QUÝ TỘC
(Sưu tầm)

Chợ Bến Thành

1. Con ạ, con nhất định phải học nấu ăn. Việc này không liên quan với chuyện hầu hạ người khác. Khi những người yêu thương con đều không ở bên cạnh, con có thể đối đãi bản thân thật tốt. (Có thể độc lập sinh tồn)
2. Con ạ, con nhất định phải học lái xe. Việc này không liên quan với thân phận địa vị. Như thế vào bất cứ lúc nào, con cũng có thể cất bước đi đến bất cứ nơi nào con muốn, không cầu cạnh bất cứ người nào. (Tự do)
3. Con ạ, con nhất định phải học đại học, đại học chính quy. Việc này không liên quan với học lực. Trong đời người cần trải qua mấy năm này, cuộc sống không gò bó lại có thể thấm nhuộm thư hương. (Một khi đi vào xã hội, là đã đi vào thị trường)
4. Con ạ, con có biết không? Dấu chân có bao xa, lòng dạ có bao rộng? Tấm lòng rộng rãi, con mới vui vẻ. Ngộ nhỡ đi không xa, hãy để sách vở đưa con đi. (Mở rộng tầm nhìn của mình, nhờ vào tri thức)
5. Nếu trên đời chỉ sót lại hai bát nước, một bát dùng để uống, một bát phải dùng để rửa sạch gương mặt và quần áo lót của con. (Tự tôn không liên quan với giàu nghèo)
6. Trời sập xuống cũng đừng khóc lóc, đừng oán trách. Như thế chỉ khiến những người yêu thương con càng đau lòng, những kẻ thù hận con thêm đắc ý. (Bình tĩnh chấp nhận số mệnh, những người yêu thương con đương nhiên sẽ quan tâm)
7. Dù ăn cơm trộn nước tương, cũng phải trải khăn ăn sạch sẽ, ngồi với tư thế trang nhã. Sống cuộc sống thô sơ theo tư thế đàng hoàng. (Phong độ không liên quan với cảnh ngộ)
8. Khi đến phương xa, ngoài máy ảnh, nhớ mang theo giấy bút. Phong cảnh giống nhau, nhưng tâm tình ngắm cảnh mãi mãi không trùng lặp. (Hình ảnh và ký ức tình cảm là khác nhau)
9. Nhất định phải có không gian thuộc về mình, dù chỉ hơn chục mét vuông. Nó có thể giúp con khi cãi nhau với người yêu giận dỗi bỏ đi không đến nỗi lưu lạc đầu phố, đụng phải kẻ xấu. Càng quan trọng hơn là, khi con nông nổi, có một nơi để con bình tĩnh lại, cho lòng mình một góc ở yên. (Nhân cách độc lập)
10. Lúc nhỏ phải có kiến thức, lớn lên phải có từng trải, con mới có cuộc đời tinh tế đẹp đẽ! (Đọc từng trải của người khác, tìm từng trải của bản thân)
11. Bất kể lúc nào, đều phải làm một người hiền lành lương thiện. Hãy ghi nhớ, lương thiện, sẽ khiến con trở thành người được trời cao chiếu cố nhất. (Kiểu chiếu cố này không hẳn là giàu có và quyền thế. Thiện có thiện báo, thứ được báo đáp, là tình yêu thương.)
12. Nụ cười, ưu nhã, tự tin, là của cải tinh thần lớn nhất. Sở hữu chúng, con sẽ sở hữu tất cả.
Đây chính là tinh thần “quý tộc”.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Bài học thi trèo cây

Tại một khu rừng nọ, nhằm tìm ra những con vật tài giỏi để giao một số trọng trách, người ta tổ chức một kỳ thi với sự tham gia của các con vật tại đó, gồm: Quạ, Khỉ, Chim cánh cụt, Voi, Cá, Hải cẩu và Chó.
Khi cả bọn đông đủ, vị giám thị ra đề. “Để công bằng, tất cả phải làm chung một bài kiểm tra: Hãy leo lên cái cây kia!“.



Cuộc thi bắt đầu. Quạ thi đầu tiên và tạo được sự bất ngờ vì sự giỏi giang của mình, nó chọn con đường nhanh nhất là bay thẳng lên đỉnh cây.

Giám thị coi thi phán rằng: “Con rất giỏi và thông minh, chọn con đường nhanh nhất, không theo một trình tự nào và tới được đỉnh cây chỉ trong vài giây, con được 10 điểm.“

– “Cảm ơn thầy, đó là điều hiển nhiên.” – Quạ đáp.

Đến phiên Khỉ thi, một sự khởi động nhẹ nhàng, Khỉ vặn mình để chuẩn bị trèo lên cây, chiếc cây cao nhưng khỉ vẫn mỉm cười và tự tin rằng chuyện này trong tầm tay mình vì ngày nào nó chả luyện trèo hết cây này, đến cây khác nhuyễn như cháo. Thật vậy, Khỉ chỉ cần chốc lát là leo lên tận đỉnh của cây và thầy giám thị vui vẻ chấm:

– “Con làm tốt lắm, đi theo trình tự, theo đúng bài bản và đã leo lên được đỉnh cây nhưng con không có sự thông minh, con chỉ có ý chí và cần cù của con nên con cũng thành công. Ta cho 9 điểm.“

“Cảm ơn thầy, cần cù, chăm chỉ là một phần của thành công ạ.” – Khỉ đáp.

Đến phiên Chim cánh cụt thi, cảm thấy rụt rè và sợ hãi khi thấy cái cây quá to và cao, đang đứng rui rẩy thì Voi lên tiếng.

– “Thưa, con xin phép cho con thi trước được không ạ?“
– “Ta đồng ý.” – Giám thị trả lời.

Thế là Voi thay Chim cánh cụt thi trước và điều bất ngờ xảy ra khi voi húc liên tục cả thân hình đồ sộ của mình vào thân cây, khiến thân cây rung chuyển, chao đảo và rồi ngã bật gốc xuống. Thầy giám thị tức tối liền quát to:

– “Cậu làm cái quái gì thế? Định phá kỳ thi của ta sao?”
– “Dạ, không ạ, đó chỉ là cách của con, mặc dù có tổn hại nhưng con vẫn hoàn thành bài thi.“

Voi ung dung đi từ gốc cây đến đỉnh cây. Và lần lượt từ Chim cánh cụt, Hải cẩu và Chó chỉ cần leo lên thân cây và đi từ gốc đến đỉnh cây 1 cách dễ dàng và về đích hoàn thành bài thi.

Nhưng riêng cá thì không thể, nó không thể nào ra khỏi bể để làm bài kiểm tra giống như các bạn mình, Quạ và Khỉ nhìn khinh khi, dè bỉu, giám thị cũng liên tục hối thúc không chút cảm thông. Nó buồn lắm và tự trách mình thật tệ hại, kém cỏi so với người khác, một cảm giác bất tài, vô dụng choán tâm trí nó. Ý định nảy sinh trong đầu cá bây giờ là chết để được giải thoát, một kẻ bất tài thì chết cũng có gì đáng tiếc chứ.

Nhưng khi cá chưa kịp làm gì, bỗng nó thấy cả nhóm Voi, Chim cánh cụt, Hải cẩu và Chó cùng nhau đẩy cái cây xuống dòng sông gần đó, rồi nhanh chóng, bọn chúng đưa cá đến gần sông thả xuống nước và từ đó cá cũng bơi từ gốc lên đỉnh cây và hoàn thành bài kiểm tra một cách thuận lợi.

Bài học:

Nhân loại luôn cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ và kính trọng khi nhắc đến những bậc vĩ nhân như Albert Einstein, Alfred Nobel hay Leonardo da Vinci… hay Bill Gates, Steve Jobs…. Người ta gọi họ là “Thiên tài”, là “Vĩ nhân” và khao khát mình cũng có được trí tuệ, khả năng như vậy. Nhiều người cảm thấy mình thật bé nhỏ, tự ti khi tự đặt mình lên “bàn cân” với những người tài giỏi xung quanh như thế và mất hẳn niềm tin vào chính bản thân mình.

Những lúc đó mong bạn hãy nhớ đến câu chuyện này và câu nói của Albert Einstein: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng nó thật sự thấp kém.“

Hãy cứ cố gắng với những gì mình có, liên tục dùi mài, phát triển nó, không bằng đường này thì đường khác, chúng ta nhất định sẽ tìm được môi trường, điều kiện để thể hiện những khả năng của mình.

Xem thêm:
10 bài học kinh doanh từ cuộc sống.
100 bài học làm ăn.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Mượn Tổng Thống bán sách- Bạn có dám?

Công việc kinh doanh của bạn vẫn tốt chứ? Mình thấy bài học này rất hay muốn chia sẻ cùng bạn.
   "Trong kho của một nhà xuất bản sách nọ đang chất đống những cuốn sách không bán được, nguy cơ lỗ vốn có thể thấy rõ. Và “cái khó ló cái khôn”, ông chủ nhà xuất bản đã nghĩ ra một cách : Tặng cho Tổng thống một cuốn sách. Sau đó năm lần bẩy lượt xin Tổng Thống nhận xét về nó. Chẳng muốn bị quấy rầy thêm, vị Tổng Thống bận rộn kia miễn cưỡng trả lời một câu: “Cuốn sách này rất hay!”.Thế là như bắt được vàng, ông chủ nhà sách vội cho quảng cáo khắp nơi: “Chúng tôi đang bán cuốn sách được tổng thống yêu thích”, và in ngay câu “cuốn sách này rất hay” của tổng thống lên bìa sách. Kết quả là sách bán hết veo!



Một thời gian sau, nhà xuất bản này lại có một số sách không bán được, ông chủ nhà sách lại tặng Tổng Thống một cuốn sách để xin ý kiến, rồi tuỳ cơ ứng biến. Đã có bài học kinh nghiệm từ lần trước, lần này Tổng Thống lật qua lật lại vài trang rồi viết lên cuốn sách đựơc tặng dòng chữ: “Cuốn sách này quá dở”. Chẳng ngờ lời nhận xét đó vẫn giúp ông chủ nhà sách như thường, ông ta lại cho quảng cáo rầm rộ “Chỗ chúng tôi bán cuốn sách Tổng Thống chê”. Thế là những người hiếu kì lại kéo đến mua không sót cuốn sách nào.
Lần thứ ba, ông chủ nhà sách lại mang sách tặng tổng thống, Có “tấm gương tày liếp” của hai lần trước, Tổng Thống dùng chiến lược “im lặng là vàng”, không cho cuốn sách bất cứ nhận xét nào, nhưng cả sự im lặng của tổng thống cũng vẫn giúp ông chủ nhà sách kiếm được vàng. Lần này ông ta cho quảng cáo: “Hiện nay chúng tôi đang bán cuốn sách khiến Tổng Thống chưa thể đưa ra kết luận, mau mau đến mua”. Sách lại được độc giả tranh nhau mua hết."

Xem thêm:
 100 Bài học trong kinh doanh.
Câu chuyện hay trong kinh doanh.

Bài học: Kinh doanh cũng cần có "mánh khóe", dù trong trường hợp nào cũng sẽ tìm ra điều có lợi nhất với mình, đó mới là người kinh doanh thông minh.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Bé trèo ban công tầng 12 được giải cứu kịp thời

bé 4 tuổi trèo ban công, mẹ thót tim

Bé mới có 4 tuổi trèo ra ban công tầng 12 tòa nhà CT3 đã được mọi người giải cứu kịp thời. Thật may bé không sao nhưng sự kiện cũng làm cho bất kì mẹ nào cũng thót tim

Chúng tôi tìm đến nhà chị Đoàn T.T.T. (sinh năm 1987 - làm kinh doanh) chỉ sau vài giờ xảy ra sự cố bé Nguyễn Đ.X.T (sinh năm 2011) trèo lên thành ban công nhà ở tầng 12, chung cư CT3, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội. Gương mặt chị T. vẫn chưa hết bàng hoàng còn cháu X.T thì hồn nhiên ngồi xe đạp chơi trong nhà.



Chị T. kể lại, do cháu X.T bị ốm nên chị cho cháu nghỉ học ở nhà. Bình thường chỉ có 2 mẹ con ở với nhau vì chồng chị đi học rồi làm việc ở nước ngoài. Căn hộ chị thuộc tầng 12, tòa CT3 được mua từ năm 2012 nhưng thời gian trước chị ở nơi khác giờ mới dọn đồ về đây. Mấy hôm chuyển nhà bận rộn được mẹ chị lên giúp.

Vào lúc gần 9h sáng ngày 24/4, thấy cháu X.T đang ngủ, chị T. cùng mẹ tranh thủ qua nhà cũ gần đó lấy đồ. do đi nhanh nên chị T. khẽ khóa cửa gỗ chứ không khóa cửa sắt. Tuy nhiên, vừa đi được vài phút thì nghe một người hàng xóm gọi điện thoại báo con đang ngồi trên lan can ban công. Chị T. hốt hoảng chạy về ngay lập tức. Khi về đến nơi đã thấy mọi người đang ở trong nhà, một người bế cháu X.T ra ngoài cửa. Lúc đó, tinh thần cháu hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện sợ sệt gì.
Vị trí cháu bé trèo lên ban công


Sau khi lấy lại bình tĩnh, chị dọa con: "Lần sau con không được trèo lên ban công nữa, nếu không chú công an sẽ bắt đấy". Cháu X.T phụng phịu: "Con không trèo nữa đâu".

Bài liên quan:
Bé trai ngã từ ban công tầng 10 xuống đất đang dần phục hồi
Những nguy hiểm trong chính ngôi nhà của bạn.


Hiện tại, căn hộ của chị T. vẫn đang còn ngổn ngang đồ đạc do mới chuyển đồ đến. Đặc biệt ở khu ban công, nơi cháu X.T trèo lên lan can ngồi rất nhiều vật dụng chị T. chưa kịp cất dọn. Theo quan sát, bức tường ban công khá cao, cộng thêm chắn song sắt sẽ là an toàn đối với chiều cao trẻ nhỏ.

Ban công ngổn ngang đồ đạc

Tuy nhiên, những vật dụng dưới nền lại vô cùng thuận lợi cho cháu X.T trèo vượt ra ngoài song sắt. Nguy hiểm hơn, chỗ cháu ngồi bên ngoài chỉ vỏn vẹn 10cm. Chỉ cần không vững tâm lý hoặc sơ sảy tay chân, hoặc gió mạnh cháu T. sẽ bị rơi lập tức.

Điều đáng nói là cửa sổ và ban công của gia đình chị đã không có thiết bị bảo vệ an toàn nào.

Chị T. chia sẻ, cháu X.T là đứa trẻ ngoan, cũng có chút tinh nghịch của con trai. Đặc biệt, từ trước đến nay chị không bao giờ cho con ra ban công chơi vì sợ quen. Chị T. cũng chưa nghĩ đến việc lắp lưới bảo vệ cho ban công vì nghĩ con còn nhỏ, đồng thời chủ quan do mới dọn đến. Không ngờ chỉ trong vài phút không có mặt ở nhà đã xảy ra sự cố này.

Từ lúc con trèo ra ban công đến chiều tối, chị T. không rời con nửa bước như một sự ăn năn, hối hận. Chị cũng chưa có thời gian vào internet để đọc báo. Khi chúng tôi đưa cho chị xem clip trong bài viết "Thót tim cứu bé 4 tuổi vắt vẻo ngoài ban công tầng 12", chị T. ôm con vừa ngủ ngon lành trên tay vừa chăm chú theo dõi từng hành động của con trên mạng. Đến lúc này, bất giác, chị tự nhiên thấy rùng mình sợ hãi. Chị và mẹ đã bật khóc khi tận mắt thấy con gặp nguy hiểm "ngàn cân treo sợ tóc" trong từng câu niệm Phật "Nam mô a di đà phật. Con ơi con đừng nhảy...'' của người dân dưới mặt đất.


Tòa nhà CT3, nơi xảy ra sự cố.


Bác Thoan (ở tầng 13, CT3) người đã gọi điện cho chị T. về khi biết sự việc chỉ biết nói từ "May" sau những gì xảy ra. Bác Thoan được ban quản lý chung cư gọi cửa kiểm tra xem có phải cháu bé ở nhà bác hay không. Sau khi xác minh ở tầng 12, bác Thoan lập tức báo cho chị T. Bác bày tỏ: "Qua sự việc này mới thấy nhiều người thật tốt. Từ ban quản lý chung cư cho đến người dân.

Mọi người cẩn thận dẹp ô tô, căng biển quảng cáo mỗi người mỗi đầu sẵn sàng hứng nếu không may bé bị ngã. Người thì trò chuyện trấn an cháu, người thì gọi điện báo cho công an đến. Ban quản lý thì lên phòng mở cửa nhưng không được, cuối cùng mọi người đành phải phá khóa cứu cháu".

Mẹ chị T. nói trong nước mắt :"Hai mẹ con chỉ vừa ra khỏi nhà thôi. May phúc cháu không làm sao". Còn chị T. chỉ biết im lặng ôm chặt cậu con trai bé bỏng trong tay. Lời cuối cùng, bằng lòng cảm kích, chị T. muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người đã cứu giúp con mình thoát nạn.

Qua sự việc chúng ta thấy ngoài vấn đề bảo vệ con không bị ngã cầu thang, bảo vệ con được an toàn gần ban công cũng là vấn đề được quan tâm. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng căn hộ hoặc ngôi nhà mà việc bảo vệ cầu thang, ban công được các gia đình lựa chọn khác nhau. Giống như với cầu thang, hầu hết các gia đình đều chọn cách lắp lưới chắn ban công hoặc đóng rào… để đảm bảo tính thẩm mỹ của căn hộ/ngôi nhà. Tuy nhiên khi sử dụng các biện pháp này cũng phải lưu ý để con trẻ không bị thương bởi các thanh chắn quá nhọn, sắc…

Mebe1080.com- website mẹ bé hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn cho bé.
Mẹ bé 1080, chuyên cung cấp đồ sơ sinh, đồ chơi trẻ em, xe đẩy em bé, đồ an toàn cho bé. Giao hàng và lắp đặt tận nhà tại Hà Nội, Hồ Chí Minh. COD toàn quốc. Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi  để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn nhé.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Đừng giết chết nghị lực trong con

Trích từ câu chuyện nhỏ nhỏ bàn về cách chọn con đường của mỗi cá nhân, Theo Tonybuoisang.
1. Ở công ty anh bạn thân của Tony có 2 thế hệ nhân viên. Một là do người quen gửi vô, toàn đoạt giải nhất giải nhì ngáo ngơ toàn quốc dù tốt nghiệp ĐH cả. Anh đào tạo xong, đủ năng lực ở lại làm việc. Hai là thế hệ mới, tức các bạn trẻ tự search thông tin tuyển dụng anh đăng trên mạng, đến kiểm tra IQ, tiếng Anh, năng lực ngôn ngữ, đạt yêu cầu và vào làm. Anh thấy năng suất lao động của thế hệ 2 cao hơn hẳn. Các bạn này đến rất sớm, về rất muộn. Làm mọi thứ không từ việc gì, cái gì cũng cứ vun vút, nhoay nhoáy, ai cũng thích cũng mê. Và 100% đều đã đi làm thêm trong thời sinh viên, nên giỏi giang bản lĩnh, không phải “nhờ người thân trợ giúp” khi ra đời.
Con đường là do mình tạo ra


Dù vẫn hoàn thành công việc, nhưng nhóm “gửi gắm” không có tinh thần tự giác, có giám sát mới làm, sếp đi công tác thì nhóm này lập tức đi trễ, về sớm, thậm chí “tranh thủ” lý do hỏng xe, kẹt đường, nhức đầu…để trốn ở nhà, hoặc ngồi ở văn phòng chứ chat chit facebook là chủ yếu, dù công ty có thưởng trên thành tích làm việc. Nhóm này do gia đình bao bọc từ nhỏ, vô làm lương bao nhiêu cũng được, có thưởng thì tốt không thưởng chẳng sao, ai kêu làm mới làm không thì ngồi đó. Kêu ghi “to-do list”, họ sẽ rặn mấy tiếng mới có được vài dòng kiểu “gọi điện thoại cho vài người, email cho vài người rồi hết”. Thói quen cha mẹ làm mọi thứ nên tay chân, não bộ đều không động đậy, laptop cũng không không biết phải lau chùi. Anh nói, đây là lần cuối cùng anh nhận đám này vô, mặc kệ bà con ai nói gì thì nói, mình không có nghĩa vụ làm từ thiện với đám bất tài này nữa. Nhìn tụi nó uể oải lừ đừ ngáp miết chỉ muốn phóng phi tiêu vô mặt. Khi phỏng vấn, thấy đứa nào không biết làm việc nhà từ nhỏ thì trường chuyên lớp chọn, thi ĐH 30 điểm đi nữa cũng tuyệt đối không nhận. Vì cha mẹ giành làm hết việc nhà thì sẽ tiếp tục ban bố tình thương, tháng nào cũng gửi tiền chu cấp, làm mất động lực sống hay đam mê của tụi nó. Đi làm cho có gọi là, có chỗ “sáng vác ô đi tối vác về”, công ty không phát triển được với nhân viên kiểu vầy. Nhà cửa xe cộ cha mẹ để lại hoặc mua cho, ngành học cha mẹ chọn, cuộc đời cứ như tầm gửi tầm leo, toàn người khác quyết định hộ. Mà có những ông cha bà mẹ ông anh kỳ cục, cứ can thiệp vào cuộc đời con em mình như thời chiếm hữu nô lệ. “Mày cứ ngồi vào bàn học cho tao, tới giờ ăn tao kêu xuống. Mày học toán lý hóa thi Bách Khoa cho tao. Thi Y dược cho tao. Thi Kinh Tế cho tao. Mày chỉ đi học cho tao, tao nuôi, không cần đi làm thêm”. Cứ toàn “cho tao”, sự ích kỷ dưới tên gọi “tình thương” đã làm mất khả năng ra quyết định/tồn tại của một cá thể sống khác, biến những đứa trẻ bình thường thành tàn tật cả tay chân lẫn trí óc vì cái gì cũng giành làm, giành nghĩ hộ.

Công ty anh tổ chức học tiếng Anh, training, chơi thể dục, thể thao…nhưng chỉ có nhóm thế hệ mới tham gia, nhóm cũ thì “ép tôi học tiếng Anh đi, tôi sẽ học cho. Ép tôi đi tập thể thao đi, tôi sẽ tập cho. Không thì thôi, đừng hòng đây có mặt nhé”. Họ nói, ngày xưa đi học vì bị ép, “tại ổng, tại bả” bắt học. Đến trường vì bị điểm danh, bị thầy cô bắt học chứ không phải vì ham kiến thức. Mục đích là có cái bằng. Đọc sách chỉ vì có đề thi trong đó, chứ sách không liên quan đến thi cử thì đọc chi? Nên đi làm, sếp ép thì làm không thì thôi. Tính tự giác hoàn toàn không có. Làm sếp ở công ty có thể loại nhân viên này mệt lắm, hao hơi tổn tiếng, la hét rầm trời tụi nó mới làm.

Lên chức, nâng lương họ cũng ham nhưng không được cũng chả sao. Cho nghỉ việc thì cũng chả buồn phiền, lại quay về với cha mẹ, “qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô”. Ông cha bà mẹ lại điện thoại khắp các người quen, dáo dác chạy đi xin xỏ người khác, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, xin bố thí cho con tôi 1 công việc, tôi già như thế này vẫn phải đi xin việc cho con cho cháu, có khổ thân già tôi không? Nói xong thì òa khóc. Thì trách ai bây giờ?

Mai An Tiêm từng nói 1 câu vô cùng hay là “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Cái gì người khác cho mình sẽ mãi mãi là “của nợ”. Nên TỰ MÌNH làm hết mọi việc, 18 tuổi trở lên mình phải quyết định cuộc đời mình. Gương Mai An Tiêm còn đó. Bị đày ra hoang đảo vẫn sống tốt, sống giàu có huống hồ mình vẫn ở trong thành phố, trong đất liền.

2. Giải pháp căn cơ để giải quyết thất nghiệp của một xã hội

Tony đi dạy cho một lớp CEO khởi nghiệp, điểm chung là đều dưới 30 tuổi và có tính TỰ LẬP từ nhỏ. Như vậy, GỐC của giải quyết vấn đề thất nghiệp/khởi nghiệp chính là tạo sự TỰ LẬP cho các bạn trẻ.

Tony cũng để ý, 100% các bạn tự biết giặt giũ nấu ăn, tự biết lau nhà lau cửa, tự biết sửa xe đạp xe máy và đồ điện trong nhà, thêu thùa may vá, biết làm thêm trong thời gian đi học…dù học chuyên ngành hẹp cách mấy, vẫn tự xin được việc, hoặc tự mở cái gì đó khởi nghiệp. Học dù ở cao đẳng sư phạm miền núi nào đó, dạy giỏi thì các trường dân lập ở Tp HCM vẫn nhận vô làm. Tony có cô bạn tốt nghiệp ngành quản lý thư viện ĐH văn hóa, cô nói lớp cô phần lớn thất nghiệp, trừ những người đi làm thêm trong thời sinh viên. Họ làm quản lý nhà sách, công ty xuất bản, hoặc mở riêng cái gì đó mà không cần đúng chuyên ngành. Có bạn học chuyên ngành còn hẹp hơn, ví dụ bảo tàng học, nhưng trong thời gian đi học rèn giũa Anh Văn, làm các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các câu lạc bộ đoàn thể này nọ, tham dự các cuộc thi…thì họ vẫn có thể được giữ lại trường, hoặc xin học bổng đi nghiên cứu tiếp, hoặc sẽ có chỗ nhận vô làm, dù ngành khác. Bạn nào cầm bằng giỏi mà không có việc thì chỉ có cái bằng là giỏi, còn người là DỞ, kém cỏi, học vì điểm số chứ không thực lực. Thực lực là phải kiếm được việc, được tiền, dù học piano hay đàn tranh, học vẽ hay học múa, học bất cứ ngành gì….

1. Với các bạn trẻ đã tốt nghiệp mà đang thất nghiệp: Mình phải gạt phăng mọi sự chu cấp của gia đình. Bất tài mới lấy tiền của cha mẹ, mới nhờ cha mẹ bà con quen biết xin việc cho mình. Mình từ chối hết, tự mình kiếm ăn. Lao động chân tay cũng được, có sao, miễn là có tiền. Trí óc mình có, từ từ sẽ đi lên.

phai doc

2. Học sinh vừa tốt nghiệp trung học: Nếu mình thích học ngành gì, mình kiên quyết bảo vệ và chọn. Nhóm tự lập từ nhỏ đều biết mình thích cái gì, làm tốt cái gì. Còn không biết thích cái gì thì ĐÓ LÀ NHÓM NGÁO NGƠ, học chục cái bằng cũng thất nghiệp. Mình PHẢI vay mượn để học tập từ cha mẹ người khác …chứ không nhận “viện trợ không hoàn lại” nữa. Muốn người khác có lòng tin để đầu tư cho mình, thì mình phải tự tin mình trước. Người tự lập thì sẽ tự tin, tự chủ, tự trọng.

Phải xây dựng ý thức tự trọng đầu tiên của mình, bằng cách “say NO” với tiền của người khác. Tuyệt đối KHÔNG là KHÔNG. Tiền cha tiền mẹ là từ sự lao động của họ, không phải của mình. Chưa có tỷ phú nào đi lên từ việc trúng số. Chúng ta chưa ai ở nhà do ông tổ ông tiên để lại. Lịch sử hàng ngàn năm tây tàu gì cũng vậy, những dinh thự vĩ đại ngày xưa bây giờ đều là viện bảo tàng, dù “đại gia” thời đó đều hồi môn để dành cho con cháu, từ lâu đài Windsor bên Anh, dinh Hòa Thân ở Trung Quốc đến cung điện mùa hè ở Nga… Cứ đời này đời khác, tự dưng con cháu không giữ được nữa. Mình cứ mua cho nó 1 miếng đất, 1 cái nhà, một đống vàng…thì nó sẽ bán vàng để ăn, hết rồi cắt đất bán lần lần, rồi tới bán nhà, rồi rơi vào nghèo khổ rách rưới. Nhưng thế hệ sau đó nữa, thì lại bật dậy được vì ĐƯỢC sống trong nghèo khó.

Cho nên nghèo khó là một cơ hội tuyệt vời. Giàu có là một thách thức để một đứa trẻ thành công. Phải tận dụng cơ hội khó khăn của mình, và vượt sướng, buông bỏ hết những thảm nhung để lăn lê trong cát bụi, để mình có tương lai. Nếu mình lỡ sinh ra trong nhà giàu rồi, gạt hết, tự mình xoay sở, tự mình sinh sống. Ở Tp HCM thì xin cha mẹ đi học ở tỉnh khác, thành phố khác, trừ trường chỉ có ở Tp mới có thì đành chịu, chứ học nông nghiệp hãy về Cần Thơ, học Vật Lý Sinh Học hay Toán thì lên Đà Lạt, học thủy sản ra Nha Trang, học hàng hải ra Hải Phòng, học âm nhạc ra Huế…Thoát ly ra khỏi vỏ bọc của gia đình, để được tự sống. Phải có những buổi sáng thức dậy suy nghĩ hôm nay phải làm sao để có cơm ăn khi cái ví không còn 1 xu, tối nay phải ngủ ở đâu khi tiền nhà chưa đóng, phải xin đi làm thêm ở đâu để có cái đi chơi, để dành…Chính suy nghĩ như vậy sẽ giúp vỏ não mình hằn lên những nếp gấp của sự trưởng thành, của sự tự tin. Chưa có ai nằm ra đường chết đói cả, bạn nên nhớ điều đó. Khi cùng đường, người ta tự nghĩ phải đi ăn cơm từ thiện, vô chùa ăn, ghé bạn mượn tiền, hay xyz…nào đó để tồn tại.

3. Cha mẹ của mọi đứa trẻ phải thương chúng nó bằng phương pháp giáo dục khác. Đến tuổi biết ăn là tự xúc cơm, tự giặt giũ lau nhà, tự học, tự chơi. Ép chúng nó buổi sáng phải thức dậy sớm, lau nhà lau cửa sạch sẽ, dọn dẹp mùng mền chiếu gối, nấu nước nấu mì cho chính nó ăn, không nhịn đói kệ mày. Cuối tuần bắt nó phải quét váng nhện, lau chùi tivi tủ lạnh, chăm sóc cây cảnh thú nuôi, quét sơn, sửa nhà, tham gia các hoạt động ngoài xã hội, tuyệt đối không cho nó ôm laptop hay ipad iphone khi chưa làm xong việc nhà. Nếu trường có tổ chức đi xe buýt đưa đón thì cho chúng nó tự đi với bạn bè, không nên đưa đón, kẹt đường kẹt sá trước cổng trường. Không xin xỏ việc làm cho chúng nó. Không ép chúng nó học ngành mình yêu thích, mình thích thì mình học đi.

4. Cha mẹ LỠ GIÀU CÓ thì hãy cho con cháu mình một môi trường giáo dục tiên tiến đến năm 18 tuổi và hết. Học vì đam mê chứ không phải vì bằng cấp, học nghề cũng được chứ không nhất thiết học chữ. Không ép chúng nó học thêm nếu chúng không thích học, chỉ có những đứa ham mê chữ nghĩa mới cho chúng nó vay tiền học đại học, bắt ra trường trả lại. Tiền tích cóp một đời, hai vợ chồng già xài cho sướng cuộc đời đi. Đi du lịch chỗ này chỗ kia, hoặc đem đi từ thiện để tạo phúc/may mắn cho con cho cháu. Tương lai của tụi nó hãy để tụi nó quyết định, đừng có đu theo hỏi miết. Nó mà về úp mặt vào ô tô, dựa dẫm là mình quánh, mình đuổi đi.

Cứ “cho” riết thì một cục cưng biến thành một cục nợ cho gia đình, một cục…tác của xã hội.

“Qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô. Ơi con ô tô, con ô tô…”

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Thị trường Mẹ bé và cơ hội cho người mới

Bài viết về thị trường Mẹ bé sưu tập được, phải nhờ ổng tư vấn cho MEBE1080 mới được.
Tại sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhảy vào lĩnh vực kinh doanh đồ dùng cho mẹ và bé? Và làm thế nào để chiếm lĩnh thị trường ở mảng này? Bao giờ thì thị trường bão hòa hay cơ hội có còn không nếu bạn mới chân ướt chân ráo bước vào….



mebe1080.com phiên bản 2015

Mọi khi mình hay viết về các công ty công nghệ, khởi nghiệp công nghệ hay thuật quản lý thì lần này mình sẽ mạn đàm với các đọc của Khuyendung.net một chút về thị trường Mẹ và bé, mô hình kinh doanh thương mại điện tử , cơ hội cũng như rủi ro ở ngành này.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào có thể mail cho mình theo email ở cuối bài viết , các nội dung không thể đề cập hết trong bài viết này sẽ được trả lời qua mail nhé.
Bài có thể hơi dài và lan man một chút vì mình đang gõ những dòng chứ trực tiếp trên editor của khuyendung.net mà không nháp trước nên mình sẽ nghĩ gì và viết ra luôn mà không cần dàn bài(đây là cách viết quen thuộc của mình nhưng nếu bạn cảm thấy có đôi chút lỗi chính tả thì hãy cố dịch, bạn nào tốt bụng hơn thì comment ở dưới cho mình chỗ nào sai để mình edit lại nhé).

Bạn nên đọc đến cuối bài mình sẽ so sánh điểm mạnh, yếu khác nhau của các công ty trên.

1.Thị trường thật là rộng lớn và có rất nhiều thứ để …..bán

Theo số liệu báo Sài Gòn tiếp thị thì thị trường Bỉm toàn quốc đã là gần 5000 tỉ. Hiện có 2 doanh nghiệp của Nhật và châu Âu đang có ý định đầu tư lần lượt là 200tr usd và 100tr usd để mở nhà máy sản xuất Bỉm ở Việt Nam. Chưa kể các doanh nghiệp như Diana cũng đang đầu tư thêm dây truyền để sản xuất hàng công suất lớn hơn. Hai doanh nghiệp trên bạn tự tìm hiểu nhé, thế mới thú vị chứ nói ra luôn thì mất hay .
[viral-lock]Trong các đối tượng được coi là dễ bán hàng nhất là Trẻ em, phụ nữ sau đó mới là đàn ông nên mặc dù đồ của mẹ và bé thường có giá trị nhỏ nhưng tần suất mua sắm lại cao hơn rất nhiều, số lượng mẫu mã sản phẩm cũng phong phú đa dạng. Thêm nữa có một yếu tốt quan trọng là các bé thường được mẹ mua, mà các mẹ thường hay kháo nhau chỗ nào tốt để mua nên tính lan truyền rất tốt. Đánh vào tâm lý thích rẻ của các bà mẹ nên cứ có đợt khuyến mại là bán được hàng.[/viral-lock]



Mẹ mua cho cơn đồ chơi đấy cơ…. hị hị
Bán bất cứ thứ gì cũng được, dù là xách tay, nhập khẩu chính tắc hay là mua hàng online qua web nước ngoài và đặt họ khách thì nhu cầu là rất lớn. Có một xu hướng đang dần thay đổi từ từ là các mẹ rất thích sử dụng đồ châu âu, mỹ, Nhật thay cho đồ xuất xứ Trung quốc nếu sản phẩm đó hợp túi tiền hoặc không quá đắt vì con cái là số một, nếu không vì hoàn cảnh thì luôn được ưu tiên hàng đầu.
Thị trường vốn rất lớn, nhưng do khả năng đáp ứng nhu cầu chưa hoàn thiện nên các mẹ đành phải dùng sản phẩm thay thế giá rẻ , kém chất lượng chủ yếu từ Trung Quốc và đây chính là một thị trường vô cùng tiềm năng khi Việt Nam gia nhập TPP và WTO có hiệu lực, các sản phẩm từ Nhật, Châu Âu, Mỹ sẽ tràn ngập thị trường với giá tốt hơn nhiều hiện nay. Người tiêu dùng có cơ hội chọn mua hàng giá rẻ mà chất lượng, từ đó cũng gia tăng nhu cầu mua sắm khi các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cao hơn vốn chưa thể thỏa mãn trước đó.
Do “ngửi” thấy mùi thị trường béo bở này mà nhiều nhãn hiệu như KidsPlaza và Bibomart đang gấp rút gia tăng số cửa hàng ở Miền Bắc và mở rộng xuống phía Nam để chiếm thị phần.

2.Dễ bán nhưng khó lãi

Với vô số mặt hàng từ chiếc bông bé xíu giá vài chục ngàn tới những chiếc ô tô đồ chơi giá vài triệu đồng. Doanh thu một cửa hàng phải chia đều cho lợi nhuận trên giá bán để đảm bảo có lãi. Do không thể không bán các mặt hàng có giá trị thấp vì tính thiết yếu nên các doanh nghiệp phải tính toán rất kĩ về lượng hàng nhập với số vốn mình có và phải luân chuyên lượng hàng tồn giữa các cửa hàng hợp lý để có vốn tái đầu tư.

Mặt hàng thì lắt nhắt, không dám bán đắt vì khách hàng nhảy phắt lên ngay =))
Có sản phẩm chỉ lãi vài nghìn đồng, sản phẩm đắt tiền cũng chỉ lãi vài trăm ngàn đồng nên việc chuẩn hóa quy trình và cắt giảm chi phí quản lý mà vẫn có hiệu quả là vô cùng khó khăn. Một số doanh nghiệp liều mình vay lãi ngân hàng(mặc dù lãi đang khá thấp) cũng khá rủi ro nếu một ngày đẹp trời nên kinh tế khởi sắc, lãi suất tăng và độ phủ của nhãn hiệu chưa đủ lớn, các chi phí đầu tư cho mở cửa hàng mới, tiền vốn nhập hàng không quay vòng hiệu quả sẽ phải tái cơ cấu , thu nhỏ phạm vi hoạt động, đóng cửa các cửa hàng kém hiệu quả.

3.Đi tìm cơ hội

[viral-lock]Thị trường lớn nhưng đã có đầy đủ các nhãn hiệu có tiếng, vậy còn phân khúc nào cho người chơi mới không? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều danh nghiệp đang nhăm nhe vào thị trường này bởi tính số động của nó. Nếu chúng ta để ý thì đa phần các chuỗi cửa hàng đều đi vào phân khúc giá rẻ, mặt bằng nhỏ. Thị trường hàng cao cấp còn bỏ ngỏ nếu biết định vị đúng. Lâu dài thì để thắng trong thị trường này không phải là sản phẩm giá tốt hay không, có nhiều cửa hàng hay không mà ở chiến lược định vị khách hàng và tối ưu mô hình quản lý.[/viral-lock]
Cứ bước đi, đừng sợ cách có 10 m thôi mà =))
Cứ bước đi, đừng sợ cách có 10 m thôi mà =))
Không một doanh nghiệp nào có thể phủ kín thị trường mẹ và bé do số lượng mặt hàng quá rộng nên cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ vẫn rất lớn. Hãy tạo ra sự khác biệt về dịch vụ,dòng sản phẩm,  về tiếp thị truyền thông thay vì giảm giá.


Bảng so sánh tương quan giữa 4 tên tuổi lớn trong ngành

Trong bảng này sẽ cho thấy một số điều thú vị là các nhãn hiệu có thể mạnh ở phía Bắc thì có màu nhận diện là màu xanh còn càng về phía Nam thì màu đỏ và cam là chủ đạo.
(Nếu không xem được ảnh thì click vào đây)
Bảng so sánh Ưu nhược điểm hiện có và chiến lược từ thế mạnh hiện có cho các nhãn hiệu đồ Mẹ và Bé : Shoptretho, concung, bibomart, kidsplaza
Bảng so sánh Ưu nhược điểm hiện có và chiến lược từ thế mạnh hiện có cho các nhãn hiệu đồ Mẹ và Bé : Shoptretho, concung, bibomart, kidsplaza

Qua bảng so sánh chúng ta thấy:

Về mức độ nhận diện thương hiệu:
Shoptretho khá mạng online trong khi đó Con cưng thì mạnh offline. Số cửa hàng của KidsPlaza và Bibomart đã tăng trưởng khá nhanh thời gian gần đây , tuy nhiên vẫn chủ yếu tập trung ở thị trường miền Bắc. Màu nhận diện của KidsPlaza khá mờ nhạt , ít ấn tượng và không khác biệt nhiều với ShopTreTho, trong khi Bibomart rất nổi bật với đường nét tạo vòm phía trên tên thương hiệu tại bất kì cửa hiệu nào và có đèn nhấp nháy gây chú ý khi khách đi qua phố vào buổi tối. Bibomart đã cố gắng chọn các vị trí ngã tư, thuê mặt bằng ở góc có 2 mặt tiền, nếu đi từ xa có thể nhìn thấy nhưng lại bị khuất với tuyến phố sát bên phải. Đây có thể là sự thay đổi khi trước đây các cửa hàng của Bibomart đều chỉ nằm một góc nhỏ trên đường một chiều, khó tìm kiếm và không tiện đường khi có các giải phân cách.
Về doanh thu:
Chưa có số liệu chính thức về doanh thu nhưng có thể thấy lượng đơn đặt hàng online của shoptretho khá lớn , cao hơn so với kidsplaza và bibomart khi tỉ lệ truy cập tăng đều, thời gian lưu lại cũng lâu hơn và độ phủ từ SEO khá cao.
Về khách hàng:
Khá khó để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng khi chưa có bảng đánh giá từ khách hàng tuy nhiên mỗi nhãn hiệu hiện nay đều có dấu ấn riêng: ShopTretho thì có nhiều chương trình tư vấn cho mẹ cũng như tiếp thị đúng sản phẩm đúng mùa cho các mẹ, nội dung website thay đổi theo nhu cầu từng thời điểm. Các vụ lùm xùm ở ShopTreTho cũng ít xảy ra tuy nhiên là nhân viên trả lời khách hàng còn thiếu chuyên nghiệp. Điển hình là mình đã từng mua sản phẩm ở đây và thời điểm mình đặt thì vẫn còn khuyến mại, nhân viên tư vấn qua điện thoại gọi lại xác nhận là còn hàng khuyến mại nhưng khi đến thì nhân viên tại quầy nói là hất khuyến mại và giá tăng trong khi trên web vẫn để giá giảm và nói rằng đây là lỗi kí thuật và admin chưa thay đổi giá nhưng không có lời giải thích nào cho sự cố này với khách hàng. Đây là điểm trừ khá lớn khi làm khách mất thời gian mà không hề có lời xin lỗi. Nhân viên chỉ nhăm nhăm vào tính tiền , thiếu nhân viên túc trực tại cửa hàng trả lời các khúc mắc tương tự. Đối với KidPlaza cũng gặp trường hợp tương tự, tại những buổi khai trương, nhân viên ở cửa hàng mới càn huy động hết từ các cửa hàng khác để đảm bảo phục vụ, tuy nhiên nhân viên bán hàng thường là mới, thay đổi liên tục , ít hiểu biết về từng nhãn hàng để tư vấn cho khách, mình đã 2 lần bị nhầm hàng ở đây. 1 lần nhầm hàng khuyện mại thành không hàng không khuyến mại, người tư vấn là người cũ và người lấy hàng là người mới nên có sự sai sót trong hóa đơn tính tiền, nếu không để ý sẽ bị sai giá trả cao hơn. Một lần thì nhân viên tư vấn không đúng về sản phảm dinh dưỡng cho bé và sản phẩm của KidsPlaza cũng bị lỗi(mặc dù vẫn dùng được) nhưng khách hàng sẽ có ấn tượng xấu là sản phẩm không đảm bảo chất lượng mà chỉ chạy theo doanh số. Sự cố là vừa rồi có khách hàng nữa đã mắng té tát nhân viên của Kidsplaza khi đưa nhầm bình nước rửa thay cho bình sữa. Bibomart khá chuyên nghiệp khi dùng bộ đàm để liên lạc và từ nhân viên tới giao hàng đều thân thiện tuy nhiên nếu đặt hàng qua web thì support khá chậm và các cửa hàng chưa có sự liên thông về hàng tồn, nếu cửa hàng ở xa còn hàng thì nên chủ động ship hàng thay vì báo hết hàng hoặc yêu cầu khách đến cửa hàng đó để mua vì khách đang đặt mua ở cửa hàng gần hơn.
Về tiềm lực tài chính:
Các nhãn hiệu ShopTreTho, KidsPlaza hay Bibomart đều đi lên từ mô hình nhỏ, thanh công nhờ biết làm thương hiệu và hoàn thiện hệ thống quản lý, sau đó mới mở rộng mạng lưới phân phối. Tuy nhiên Con cưng là một nhãn hiệu có tốc độ khia trường nhanh và nhiều nhất. Có vẻ tiềm lực tài chính rất tốt, trong khi họ cũng không quá chú trọng mảng online, ngược lại hoàn toàn với chiến lược phát triển của 3 nhãn hiệu còn lại.

Mak Nguyễn
Cố vấn về chiến lược và phát triển sản phẩm các dự án TMDT lớn.

Bài học cuộc sống từ Mã Vân

Jack Ma là nhà sáng lập tập đoàn Alibaba, tỷ phú nổi tiếng thế giới. Ông được nhiều người ngưỡng mộ và biết đến bởi những quan niệm “gây sốc”. Tuy nhiên, còn rất nhiều bài phát biểu của ông chưa được công khai.

Dưới đây là quan niệm của Jack Ma về tính kiêu căng, ngạo mạn và xu nịnh. Ngoài ra ông cũng giải thích vì sao mình có khuôn mặt hơi kỳ lạ:



Tôi nghĩ để tâng bốc 1 người thì rất dễ. Tôi có thể thể nói với bất kỳ ai rằng: “Bạn thật chăm chỉ, hãy tiếp tục như vậy vài năm nữa và bạn sẽ thành công” (Thực ra phải nói là “Nếu cứ tiếp tục, bạn sẽ đi vào ngõ cụt”). Tôi nghĩ trong cuộc sống này, bạn cần những người nói cho bạn sự thật, nhất là trong những trường hợp quan trọng.

Đến giờ tôi vẫn luôn thầm cảm ơn người giáo viên tiếng Anh tại trường đại học của mình. Ngày đó, tôi học tiếng Anh khá tốt và đã tiếp xúc với người nước ngoài từ khi 10 tuổi. Tại Hàng Châu, bất kể thời tiết như thế nào tôi đều đến Hồ phía tây và tìm những khách du lịch ngoại quốc để luyện tập nói tiếng Anh với họ. Tôi sẽ giới thiệu cho họ những cảnh đẹp xung quanh đó và đổi lại họ dạy tôi nói tiếng Anh như người bản địa. Tôi đã làm việc này trong khoảng 8 năm liền, vì vậy khả năng phát âm của tôi khá tốt.

Tuy nhiên, khi vào đại học tôi phải trải qua một bài kiểm tra và tôi chỉ đạt 59 điểm, một số người khác đạt tới 80 điểm. Lòng tự trọng của tôi đã bị tổn thương nghiêm trọng và ngay lập tức tôi đã tới gặp giáo viên tiếng Anh và nói: “Phát âm của em rất tối, vậy tại sao em chỉ được 59 điểm, thật không công bằng”.

Sau đó, thầy giáo trả lời: “Hãy thử đọc câu này cho tôi”. Tôi đã làm và ông ấy nói rằng không đến nỗi tệ. Tâm trạng tôi tốt hơn và ông ấy nói tôi có thể làm một bài kiểm tra bổ sung trong một vài ngày tới. Tôi đã làm nó và nhận 60 điểm. Khi tiếp tục đến gặp thầy giáo và hỏi tại sao, tôi nhận được câu trả lời: “Bởi vì em không biết mình là ai, em quá ngạo mạn. Em chỉ xứng đáng với mức 59 điểm mà thôi”.

Sau này, khi xuất hiện trên băng rôn quảng cáo của chương trình ti vi Win tại Trung Quốc, có một số người chơi rất dễ thương, thuyết trình vui nhộn nhưng lại không đủ tiêu chuẩn để có thể khiến chương trình này thành công. Tuy nhiên lúc đó, tất cả mọi người đều nói rằng cứ tiếp tục chương trình và nó sẽ có ratings (xếp hạng) tốt. Nhưng tôi đã chọn phương án khác, tôi nghĩ mình nên nói ra sự thật bởi khi lên sóng chương trình này sẽ có nhiều ảnh hưởng đến các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp. Nếu tôi tiếp tục xu nịnh mọi người và không nói ra sự thật thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả một thế hệ doanh nhân.

Kể từ khi thành lập, Alibaba đã may mắn chọn lựa một mô hình kinh doanh tốt và một đội ngũ nhân viên giỏi, trong một ngành công nghiệp tiềm năng để cuối cùng đạt được thành công và vị trí như hiện nay. Tuy nhiên, tôi có thể quả quyết với bạn rằng bất kỳ công ty nào khi ai nói rằng mọi thứ diễn ra rất tốt tức là công ty đó đang phải trải qua một số vấn đề tồi tệ. Điều này cũng đúng trong cuộc sống cá nhân của mỗi người. Cuối cùng vấn đề cũng sẽ bị phơi bày, chỉ có điều hơi muộn mà thôi.

Chính vì vậy, là lãnh đạo, bạn cần phải chắc chắc về những gì có thể trở thành “ung nhọt”, gây hại cho công ty và sau đó tiếp tục kiểm tra, cân nhắc lại chúng. Mọi người thường hỏi tôi: Tại sao khuôn mặt bạn trông kỳ lạ vậy? Bởi vì tôi luôn suy nghĩ mọi thứ theo những cách rất kỳ lạ. Tôi có thể dành cả ngày để nghĩ về những vật có thể cản trở sự phát triển của công ty, những thứ sẽ trở thành “ung nhọt” để khi có nguồn lực lớn hơn thì giải quyết những vấn đề đó.

Khi một công ty trở nên lớn hơn, rất nhiều vấn đề sẽ ập đến và bạn cần ngay lập tức đối phó với những khó khăn đó.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Giá trị của sự khổ luyện

GIÁ TRỊ CỦA SỰ KHỔ LUYỆN
Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.
Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát.


Nếu nói trên thế gian này có “phép biến đá thành vàng” thì đó là “gian nan và đau khổ”. Những thành quả huy hoàng, sự nghiệp vĩ đại của loài người, đều phải trải qua những vất vả gian nan mới đạt được, đó chính là giá trị của sự đau khổ.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Câu chuyện nhỏ trong cuộc sống

HẠNH PHÚC không có nghĩa là không gặp phải khó khăn, mà là có khả năng để đối phó với chúng.
Thay vì tiếc nuối những gì bạn đã mất, hãy trân trọng và biết ơn những gì bạn đang có. Mỗi sáng thức dậy hãy cảm ơn cuộc đời vì đã cho bạn thêm một ngày để sống trong khi có biết bao người đang phải chiến đấu từng phút từng giây để được sống như bạn.
Dưới đây là một vài lời nhắc nhở có thể truyền động lực cho bạn trong những lúc bạn thấy tuyệt vọng nhất:


1. Không ai khôn lớn mà chưa từng trải qua nỗi đau
Đôi khi cuộc sống đóng một cánh cửa lại vì đó là lúc để cho bạn tiến về phía trước. Và đó là một điều tốt bởi vì chúng ta thường sẽ không tiến lên trừ khi hoàn cảnh bắt buộc.
Vào những thời điểm khó khăn, hãy tự nhủ với lòng rằng luôn có một mục đích nào đó đằng sau sự đau khổ mà bạn phải chịu đựng. Hãy vượt lên những thứ làm bạn tổn thương nhưng đừng bao giờ quên những bài học mà nó mang lại.
Gặp khó khăn không có nghĩa là bạn đang thất bại.
Mỗi thành công lớn đều đòi hỏi những sự gian nan nhất định. Những điều tốt đẹp không bao giờ đến dễ dàng. Hãy luôn lạc quan và kiên trì.
Hãy nhớ rằng nỗi đau có hai loại: loại làm bạn tổn thương và loại khiến bạn thay đổi. Thay vì kháng cự hai loại nỗi đau này, hãy chấp nhận chúng vì chúng đều khiến bạn trưởng thành hơn.
2. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống chỉ là tạm thời
Trời mưa rồi cũng sẽ tạnh. Vết thương rồi cũng sẽ được chữa lành. Sau màn đêm tăm tối là ánh sáng của buổi bình minh. Chớ có tin rằng bóng đêm sẽ kéo dài mãi mãi. Không, không có gì kéo dài mãi mãi cả.
Vì vậy, hãy tận hưởng những điều tốt đẹp mà bạn đang có vì nó sẽ không kéo dài mãi mãi. Và cũng đừng lo lắng vì những chuyện không mong muốn vì chúng cũng không kéo dài mãi.
Cuộc sống không dễ dàng, bạn gặp phải nhiều rắc rối, nhưng không có nghĩa là bạn không thể cười. Mỗi khoảnh khắc đều mang lại cho bạn một khởi đầu mới và một kết thúc mới. Mỗi giây trôi qua bạn lại có một cơ hội mới. Bạn chỉ cần nắm bắt cơ hội đó và tận dụng nó.
3. Lo lắng và phàn nàn cũng không thay đổi được gì
Những người hay phàn nàn là những người ít được việc nhất. Làm sao bạn có thể phàn nàn vì một việc gì đó khi mà bạn đã không làm gì để đạt được nó ?
Nếu bạn tin vào một điều gì đó, tiếp tục cố gắng. Đừng để bóng tối của quá khứ che phủ con đường tương lai của bạn. Bạn có dành cả ngày hôm nay để than van về ngày hôm qua thì ngày mai của bạn cũng không khởi sắc được. Thay vào đó hãy bắt tay hành động.
Hãy để những gì bạn đã học được cải thiện cuộc sống của bạn. Hãy nhớ rằng hạnh phúc thật sự bắt đầu đến khi bạn không còn phàn nàn về những vấn đề của mình và cảm thấy biết ơn vì những vấn đề khác mà bạn không gặp phải.
4. Vết sẹo của bạn là biểu tượng của sức mạnh
Đừng bao giờ xấu hổ về những vết sẹo cuộc đời đã để lại cho bạn. Một vết sẹo có nghĩa là nỗi đau qua đi và vết thương đã lành. Nó có nghĩa là bạn đã chinh phục nỗi đau, đã học được một bài học, lớn mạnh hơn, và tiến về phía trước.
Một vết sẹo là hình xăm của một chiến thắng đáng tự hào. Bạn không thể làm cho những vết sẹo trong cuộc sống của bạn biến mất, nhưng bạn có thể thay đổi cách nhìn nhận chúng.
Hãy bắt đầu xem những vết sẹo của bạn như là một dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải là dấu vết của những nỗi đau. Ai đó từng nói: “ Vết thương là nơi mà ánh sáng xâm nhập vào bạn.”
Quả thật là vậy. Trong đau khổ là nơi những linh hồn mạnh mẽ trỗi dậy; hãy nhìn vào những nhân vật quyền lực nhất thế giới mà xem, họ đều được hun đút nên từ những vết sẹo, cả thể chất lẫn tâm hồn.
Hãy để vết sẹo thay bạn nói rằng “ Tôi đã làm được! Tôi đã vượt qua và tôi có những vết sẹo để chứng minh điều đó! Và bây giờ tôi có cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.”
5. Mỗi cuộc đấu tranh nhỏ là một bước tiến
Trong cuộc sống, kiên nhẫn không phải là chờ đợi, đó là khả năng duy trì một thái độ tích cực trong khi theo đuổi giấc mơ của bạn. Vì vậy, khi bạn quyết định cố gắng, hãy dành tất cả thời gian và đi hết con đường. Nếu bạn không làm được như vậy thì đừng nên bắt đầu.
Bạn có thể mất đi sự ổn định và thoải mái trong một thời gian dài, thâm chí là “ ăn không ngon, ngủ không yên ”. Bạn có thể phải hy sinh các mối quan hệ và tất cả những gì thân thuộc. Đôi khi bạn phải chấp nhận sự chế giễu từ người khác.
Và nhiều lúc bạn thật sự thất rất cô đơn. Nhưng cô đơn không hẳn là tồi tệ vì nó sẽ cho bạn không gian mà bạn cần. Bạn chỉ cần kiểm tra độ quyết tâm của mình nữa mà thôi.
Nếu bạn muốn, bạn sẽ làm bằng được, mặc cho thất bại, phản kháng hay xung đột. Bạn sẽ nhận ra rằng con đường của bạn được làm hoàn toàn từ những cuộc đấu tranh. Và những cuộc đấu tranh đó hoàn toàn xứng đáng.
Vì vậy, một khi bạn đã quyết định cố gắng, hãy đi hết con đường. Từng bước bạn tiến lên sẽ mang lại cho bạn cảm xúc tuyệt vời không gì có thể tả được.
6. Bạn không cần phải để tâm đến tính tiêu cực của người khác
Khi xung quanh bạn tràn ngập sự tiêu cực, thì bạn hãy tỏ ra tích cực. Mỉm cười khi ai đó cố tình dìm bạn xuống.
Đây là một cách dễ dàng để bạn duy trì nhiệt huyết và tập trung. Hãy luôn là chính bạn dù cho có ai đó đối xử với bạn tồi tệ. Đừng bao giờ để cho sự cay nghiệt của người khác thay đổi con người bạn.
Mọi người cư xử tệ với bạn không hẳn là do bạn không tốt, mà đó chỉ là do một số vấn đề từ chính họ mà thôi. Quan trọng nhất, đừng bao giờ thay đổi chỉ để gây ấn tượng với một người cho rằng bạn không tốt. Hãy thay đổi khi bạn tin rằng sự thay đổi đó sẽ giúp bạn hoàn thiện và có một tương lai tươi sáng hơn.
Người ta vẫn sẽ xì xầm về bạn cho dù bạn đã làm tốt như thế nào.
Vì vậy, hãy nghĩ về bản thân trước khi nghĩ về những gì đang diễn ra trong đầu người khác. Nếu bạn tin tưởng vào điều gì đó, đừng ngại ngần để chiến đấu vì nó.
Bạn chỉ có một cuộc sống. Vì vậy, hãy làm những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên cạnh bất cứ ai làm cho bạn thường xuyên mỉm cười.
7. Chuyện gì cần đến sẽ đến
Thay vì khóc lóc và than vãn, bạn chọn cách mỉm cười và trân trọng cuộc sống – đó chính là sức mạnh thật sự. Luôn có sự may mắn ẩn trong mỗi cuộc đấu tranh bạn phải đối mặt, nhưng bạn phải sẵn sàng mở rộng trái tim và tâm trí của bạn để thấy chúng. Bạn không thể cưỡng ép mọi việc. Chuyện gì cần đến rồi cũng sẽ đến.
Cuối cùng, yêu thương cuộc sống là tin vào trực giác của bạn, nắm bắt cơ hội, đánh mất rồi tìm thấy hạnh phúc, trân quý những kỷ niệm, và học hỏi thông qua kinh nghiệm. Đó là một cuộc hành trình dài. Bạn phải ngừng lo lắng, băn khoăn, nghi ngờ trong mỗi bước trên con đường đó.
Hãy tận hưởng cuộc sống đang mở ra trước mắt bạn. Bạn có thể không đến được nơi mà bạn muốn, nhưng cuối cùng bạn sẽ chắc chắn đến được nơi mà bạn cần.
8. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục bước đi
Đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ từ ai đó. Đừng ngần ngại yêu thêm một lần nữa. Đừng để các vết nứt trong trái tim của bạn biến thành những mô sẹo cứng.
Hãy tìm thấy động lực để cười mỗi ngày và làm cho người khác mỉm cười theo. Hãy nhớ rằng bạn không cần nhiều người trong cuộc sống, mà chỉ cần một vài người thật sự quan trọng với bạn mà thôi. Hãy mạnh mẽ trong những lúc khó khăn.
Chấp nhận khi bạn sai và học hỏi từ nó. Luôn luôn nhìn lại và xem bạn đã trưởng thành được bao nhiêu, và tự hào về chính mình. Đừng thay đổi vì bất cứ ai, trừ khi bạn muốn thay đổi.
Cho đi nhiều hơn.
Hãy luôn là chính bạn. 
Tiếp tục phát triển. 
Tiếp tục bước về phía trước...

[Chuyện nhỏ - Bài học lớn]- ST

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Bài học trên đường băng- TNBS

Theo TNBS
Tony vừa đi ăn cơm với Lim, một triệu phú người Singapore về. Lim học không giỏi, chỉ tốt nghiệp 1 khóa dạy nghề nhà hàng. Ban đầu Lim đi phụ bếp, lên đầu bếp rồi tích lũy ra riêng, mở chuỗi nhà hàng, đầu tư bất động sản, công nghệ, sang nước ngoài mua các dự án…

Tony dắt theo 1 con dượng để hạc hỏi. Bạn hỏi Lim, bạn là một người vừa đi làm, với thu nhập hiện nay là 6 triệu đồng, tức 300 USD, ở Sài Gòn, bạn muốn cất cánh thì phải làm sao?

Lim ngồi vạch ra một lộ trình, nói đây là nội dung Lim được học ở một khóa Entrepreneurship. Tony thấy khá hay nên ráng nhớ lại, diễn theo ngôn ngữ của mình, mời các bạn theo dõi.
————————————————————
“Hãy ngồi xuống, tự vẽ ra một cuộc sống cá nhân thông minh nhất. Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 6 triệu đồng, hãy chia làm 6 phần


1. Ở: nếu ở trọ, hãy tìm nhà trọ ở xa nhất mà có thể kết nối với chỗ làm bằng phương tiện công cộng như xe buýt. Ví dụ ở tp HCM, nên ở Suối Tiên/An Sương chẳng hạn, có hàng chục chuyến xe buýt vô chợ Bến Thành (sau này theo Metro số 1,2). Lúc ngồi trên xe buýt cũng là lúc quan sát xã hội từ trên cao, người đi xe máy xe hơi đều thấp hơn bạn cả. Không nên vật lộn với việc tự lái xe. 30 phút lái xe là 30 phút bạn lãng phí cho sự căng thẳng, nguy cơ tai nạn, hít khói bụi làm giảm tuổi thọ. Đi bộ từ trạm xe buýt đến nơi cần đến giúp tim bạn khỏe mạnh, sống thọ. Nếu chọn đi xe buýt mất 1h30 và tự lái xe mất 30 phút, hãy chọn đi xe buýt. Đám đông chỉ đi xe cá nhân, mình ngược lại với đám đông, đã sao? Tại sao bạn muốn nhảy vô 5% người giàu có mà không từ bỏ được tư duy của 95% còn lại? (Đọc thêm: 5% và 95%) Có việc nhỏ vậy mà bạn không dám thoát ra, thì việc lớn làm gì được? Sự sáng tạo mới đem lại cho bạn của cải và sự thú vị. Mà sự sáng tạo chỉ có khi đầu óc thảnh thơi. Hãy ngồi trên xe buýt và suy nghĩ về mọi thứ mình muốn. Sẵn sàng bỏ 2-3h mỗi ngày để quan sát, nghĩ lớn, ước mơ lớn. Không ai đánh thuế ước mơ. Đừng tư duy “1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh” cho nhỏ hẹp cuộc đời. Tại sao không thể sở hữu các tòa cao ốc, các chung cư, các trung tâm thương mại, các nhà máy xí nghiệp, máy bay, du thuyền? Không cần chia sẻ điều này với ai, mắc công họ nói mình khùng. Vì con cò không hiểu được đại bàng suy nghĩ gì đâu. Anh Lim kể, lúc ảnh làm phụ bếp, đang rửa thớt thì buộc miệng nói sau này mở chuỗi nhà hàng 30 cái toàn Đông Nam Á, ông bếp trưởng chửi big illusion, tức mày bị hoang tưởng, đòi tạt sốt cà chua vô mặt. Giờ anh Lim có 100 cái nhà hàng còn ông đầu bếp kia tới gặp anh Lim nộp đơn xin việc.

2. Ăn: Hãy dậy thật sớm, nấu cơm, xôi, mì. Nấu thêm để mang theo ăn trưa hoặc ăn ổ bánh mì, dĩa cơm bình dân nơi gần nhất. Mình nên ăn chay rau củ quả ở mức hấp/luộc, sẽ không có gì cả đâu nếu vài ngày trong tuần bạn không ăn thịt. Người ăn chay vẫn thông minh đẹp đẽ như thường. 90% kỹ sư IT người Ấn Độ ở Silicon Valley ăn chay. Mình ăn chay không phải vì tôn giáo mà vì sức khỏe. Thỉnh thoảng vẫn cứ quất thịt cá…nhưng nếu nấu cho 1 mình mình ăn, đừng tốn thời gian. Cứ cá chiên/trứng luộc, rau củ quả hấp, trái cây là đủ. (Đọc thêm: Chuyện ăn)

3. Chơi: Nên mời bạn bè 2 lần một tháng, ăn bình dân thôi. Nhóm 4 người, mỗi đứa 2 lần, 1 tháng mình có 8 lần gặp gỡ. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu có hơn mình, đang làm công ty lớn, đang khởi nghiệp,…để nghe họ nói chuyện đời. Cá mập thì quây quần dưới đáy sâu. Cá lòng tong thì nhao nhao trên mặt nước, cạnh tranh khốc liệt việc đớp bọt. Khoe quần áo, bàn chuyện ca sĩ này diễn viên kia, bình luận tò mò Tony buổi sáng là ai, viết thế này đúng viết thế kia sai…chỉ có ở đám lòng tong. Đám cá lớn sống im lặng.

4. Học: Phải dành 10 USD=200 ngàn tiền mua sách/tháng. Người vĩ đại trên khắp thế giới, ngoài tủ rượu ra, trong nhà họ còn có tủ sách. Hãy đọc sách dạy làm người, làm giàu, sách kinh tế, sách văn chương, sách nấu ăn hoặc bất cứ sách gì ưa thích. Kiến thức rộng sẽ giúp mình làm ăn rộng. Khi đi làm, việc nói giỏi, cái gì cũng biết khiến công việc trôi chảy hơn. Tháng này bạn chưa bỏ ra 200 ngàn mua sách thì coi như thua. Đọc xong sách, kể lại nội dung cho bạn bè. Đừng giấu. Nếu có khóa học nào đó, nên đăng ký, hoặc dồn lại vài tháng làm 1 khóa, nhớ học với người thành đạt thật sự, tức người có điều hành công ty lớn, bậc trí nhân…chứ không phải nhóm mua môi múa mép.

5. Đi: Tháng để dành 1 triệu, năm sẽ có khoảng 12 triệu cho việc đi chơi. Ban đầu nên đi đường bộ sang các nước lân bang. Hãy tự thưởng cho mình mỗi năm một chuyến đi xa. Tết là thời điểm tốt để bạn về thăm gia đình, rồi đi chơi trước khi vô làm trong năm mới. Nhất định phải đi nước ngoài mỗi năm một lần, để coi sông, coi biển, coi đại dương nó ra sao…có cái gì hay ho thì bắt chước, mang về nước làm ăn.

Trong tay mình nên có 1 cái smartphone loại bình dân để tra tìm bản đồ, hãy đặt vé máy bay/xe lửa/xe đò.. giá rẻ nhất (ví dụ airbnb là 1 trang web tìm nhà trọ rẻ).

6. Để dành: tháng TỐI THIỂU để dành 1 triệu. Cứ gửi ở ngân hàng, nhiều hơn có thể mua 5 phân hoặc 1 chỉ vàng, đó là vốn khởi nghiệp về sau.

Năm tới, nếu thu nhập vẫn 6 triệu, tự tát vô mặt. Muốn tăng lương, hãy cống hiến. Đừng sợ người khác không thấy nỗ lực của mình. Đừng “khôn” kiểu “tôi có được gì không, làm nhiều cho lắm thì lương cũng vậy”. Tư duy này khiến mình nghèo miết. Hãy cố gắng làm thêm giờ. Bạn phải làm thêm việc ở cơ quan, đến sớm hơn, về trễ hơn. Trong lúc làm việc, tập trung cao độ, nhận nhiều việc của công ty giao, tự mở thêm các mối quan hệ trong công việc, tay kẹp ĐT, tay đánh máy, vừa đi vừa chạy…làm ầm ầm, ầm ầm vô.

Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười…cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa…rồi chết.

Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn?”. Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó.

“Số phận em, số phận cá lòng tong,
thôi thì em cứ nhao lên mặt nước.
Mấy chuyện linh tinh em phải rành mới được
Tò mò bữa ni ca sĩ X ăn gì
Cầu thủ A đi xế hộp hiệu chi
Đại gia nào, diễn viên B đang cặp?

Trên FB em, những thông tin dồn dập.
“Hum nai em buồn nhẹ mí bạn ơi
Hum nai lòng em lại chơi vơi
Làm sao đây để thoát nghèo, mí bạn?”

Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn
Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng?
Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng?
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?
……
Trên đường băng sân bay mỗi đời người.
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh.

Alo, cty CHỤP GIẬT xin nghe ạ...

Ghé thăm, thấy từ trưởng phòng đến giám đốc trong công ty của anh bạn đều là Tây hết, Tony ngạc nhiên hỏi nên anh mới kể. Ba năm nay anh thuê Tây vô quản lý, dù phải trả lương cao gấp đôi. Ảnh cũng 60 tuổi ngoài nên khá chững chạc, trải qua nhiều ngóc ngách cuộc sống nên nội dung câu chuyện rất sâu. Từng là giảng viên trường du lịch, thành lập doanh nghiệp lữ hành được gần 20 năm. Anh nói Tây nó làm quần quật, chiều hết giờ làm ra quán bar uống bia rồi về ngủ. Mai đi làm tiếp. Chưa kể, giao dịch cũng được thuận lợi hơn vì một số người mắc bệnh “sợ Tây”, khi giao tiếp với đồng chủng thì quát tháo ầm ầm nhưng đứng trước mặt Tây thì nhũn như con chi chi ấy em ạ…


Thấy Tony tròn xoe mắt, nên anh kể tiếp. Từ lúc thành lập, cũng cả chục đời trưởng phòng người Việt rồi, vô làm một thời gian là thành ma thành quỷ. Thuê xe, ép nhà xe không còn nước nào để sống, ví dụ 5 triệu cho 1 chuyến xe đi Cần Thơ 3 ngày, em coi có ai làm được. Nhà xe bị ép quá, bèn đưa chiếc xe cũ mèm, không máy lạnh, thường xuyên bị tắt máy giữa đường. Tài xế mới ngáo ngơ thì mới chịu lương thấp, không biết đường biết sá, chạy tới chạy lui. Họ báo công ty giá thuê tới 10 triệu, rồi bắt nhà xe trả lại 5 triệu vào túi riêng. Gọi là nghệ thuật “Gửi Giá”. Nhà xe cũng ngậm đắng nuốt cay chứ không đi là có thằng khác nó giật mất. Thuê tàu cũng vậy, vì bên này ép quá nên bên kia lấy tàu cũ ra sử dụng, không ít lần gây tai nạn thương tâm.

Ảnh kể, chưa hết. Bữa ăn 1 triệu đồng/bàn chứ tụi nó “ gửi giá” thành 2 triệu, rồi lấy 1 triệu bỏ túi sau khi khách ăn xong. Khách sạn thì ép 10% hoa hồng. Nên thành hệ thống cạ cứng, khách nào cũng ép ở khách sạn đó và vô ăn nhà hàng đó. Thiết kế tour tham quan thì ít, shopping thì nhiều. Một số chỗ ép chi hoa hồng đến 40% tiền khách mua. Nhiều khách một đi không trở lại như dũng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch Thủy, nói nước mày đâu phải thiên đường mua sắm, giá thì mắc gấp mấy lần Thái Lan mà cứ bắt shopping hoài. Còn sales thì ăn lương bên anh chứ còn nhận làm cộng tác cho cả chục công ty khác. Bắn đơn hàng này cho công ty này, bắn hợp đồng kia cho công ty kia. Nghe điện thoại thì cứ lén lút chạy ra chạy vô, có cả chục sim chục số khác nhau. Tháng nào cũng đem về 1 hợp đồng cho có, còn lại thì không rõ giao cho ai. Vấn đề là tụi nó không nghĩ đó là mất đạo đức, nghĩ đó là khôn ngoan mới chết.

Ảnh nói, đứa nào mới vào làm cũng như pha lê. Cái đi chơi nhậu nhẹt, tụi kia bày cho. Nói mày ngu quá. Có sống bằng lương hay hoa hồng thì sao giàu có nhanh chóng được. Phải tham gia cuộc đua làm giàu, bất chấp mọi thứ. Rồi từ từ bị ma lanh hóa, đến khi công ty biết thì đuổi việc. Ảnh nói, gần 20 năm kể từ ngày thành lập công ty, chưa có tiệc farewell party ( tiệc chia tay) nào vui cả. Nhìn ở nước ngoài, khi nghỉ việc, người ta làm tiệc chia tay bịn rịn. Rồi hàng năm có dịp gì đó, các “khai quốc công thần” và nhân viên cũ tập trung về, vui hết biết. Ở Việt Nam bây giờ, ảnh nói ngành khác không biết sao, chứ ngành của anh, phần lớn nhìn nhau bằng ánh mắt hình viên đạn ở bữa làm việc cuối cùng. Sếp thì nói sao bạn lại ăn cắp, bạn làm ở đây mà sao không hoàn thành nhiệm vụ ở đây, quyền lợi không OK thì có thể thương lượng lại chứ sao làm vậy. Còn họ thì gân cổ lên cãi, nói tôi mang tiền về cho công ty bao nhiêu, tôi nhớ hết. Nên giờ phải tìm cách lấy lại.

Rồi ra riêng, cùng nhau thành lập doanh nghiệp mô hình y chang cạnh tranh khốc liệt. Gọi khách hàng cũ, vì chẳng lấy gì làm quà bèn lôi chuyện thâm cung bí sử công ty cũ ra kể, vì dân mình ai cũng tò mò với văn hóa tiểu nông ăn sâu hàng thế hệ. Rồi thêm thắt vô cho nó hấp dẫn. Nói bà sếp đó ngủ với tao rồi, đảm đang lắm. Ông sếp đó cặp với em này em kia. Rồi giá mua giá bán, em làm ở đó sao không biết, tour đó có 5 triệu mà nó charge anh tới 10 triệu, qua em đi, em làm y chang vậy chỉ có 6 triệu thôi. Phá giá để giật mối cho hết….

Việc bạn trẻ ra riêng là rất tốt cho xã hội, nếu thật sự có tài năng và có may mắn, vì góp phần làm cái bánh GDP của quốc gia tăng lên. Làm chủ là ước mơ chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, tư thế làm chủ như thế nào mới là đáng nói. Năm 2012, hơn 25 triệu khách khách đến Malaysia, hơn 22 triệu khách đến Thái Lan, đến Singapore là 15 triệu, trong khi đến nước mình chỉ có 7 triệu, dù lượng di sản và cảnh đẹp để tham quan đều hơn. Anh nói, hàng ngàn công ty du lịch chứ chỉ có khoảng vài ba trăm công ty là có đam mê, có tâm với nghề, số còn lại mở ra vài tháng rồi đóng cửa. Thế giới 7 tỷ người, mà Việt Nam thì mới nhận có 7 triệu du khách, thì không lo thiếu nguồn cung, nếu thật sự đầu tư thời gian cho việc tìm kiếm khách. Đằng này không, trí tuệ toàn dùng vào việc hướng về công ty cũ, coi bên đó làm gì thì phá. Rủ hết nhân viên về, vây cánh với nhau cạnh tranh cho sếp cũ biết mặt, không rõ hận thù gì dữ dội vậy. Nhưng đâu vài ba tháng lại tan rã, chửi nhau ỏm tỏi vì ăn chia không đều, thằng này nói thằng kia ăn gian.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Cha mẹ ăn cắp, nói dối thì đừng mong con cái mình trở thành người tử tế, vì nó bắt chước. Thấy sếp mình “ăn”, thư ký bèn mỗi chiều xách về nửa gram giấy A4, để dồn cuối tháng đem ra cửa hàng photocopy. Thủ quỹ thì thụt két gửi lấy tiền lãi qua đêm, hoặc đem ra cho người ngoài vay nóng, lúc kiểm tra thì mượn đâu đó bỏ vào. Tài xế thì ăn xăng, đổ xăng 3 triệu lấy hóa đơn 5 triệu. Ảnh nói, đến như bà lao công công ty ảnh, chiều về còn bỏ trong giỏ 1 chai nước rửa bồn cầu. Toilet tuần nào cũng hết cả chục chai. Bị bảo vệ phát hiện tịch thu thì ôm giỏ ngồi khóc. Nói chị bỏ cả chục triệu mới mua được suất vô đây làm, chính cái cô trưởng phòng hành chính admin ăn khoản tiền này của chị chứ ai, trong khi lương lao công chỉ có 2-3 triệu, nên chị phải tìm cách thu hồi “dzốn”. Anh hỏi cô trường phòng hành chính thì chối bay chối biến, nói bà đó đổ oan cho em, chứ em đời nào lấy tiền của ai.

Tony nghe mà lòng buồn. Mới hỏi anh sao không tuyển nhân sự cấp cao người Việt, trả lương y chang Tây vậy. Ảnh nói cũng thử 3 lần rồi, nhưng 1 thời gian ngắn thì bị công ty khác săn mất. Thể loại đến với mình chỉ vì tiền, thì cũng có thể bỏ mình ra đi nếu có ai đưa tiền nhiều hơn. Còn mấy công ty khác, thay vì tuyển người mới ra trường về đào tạo để sử dụng, họ lại thích đi dụ dỗ nhân sự mấy công ty khác cho khỏe. Nên sinh viên tốt nghiệp thì hẻm có việc làm, mà doanh nghiệp cứ mãi đi săn bắn chứ hẻm chịu gieo trồng.

Anh nói, chưa bao giờ niềm tin giữa con người, giữa các doanh nghiệp với nhau lại đắt đỏ như bây giờ. Em có thấy cảnh cả trăm người nhảy vô hôi bia trong ánh mắt bất lực của anh tài xế xe tải không. Em có thấy hàng ngàn người giẫm đạp lên nhau để lấy được 1 quả quýt, 1 nhành hoa để làm lộc trên bàn thờ đức Thánh Trần không. Miễn là mình có, ai chết mặc ai. Nhà phố lô nhô, ai cũng làm nhà mình cao hơn, đẹp hơn, sạch hơn, còn rác thì quét qua nhà bên cạnh. Đi xe máy giành làn, lấn tuyến, bóp còi inh ỏi, chửi con này thằng kia sao không nhường cho họ. Xếp hàng thì thích chen ngang, mình phải hưởng trước, chen lấn cả với bà bầu, người già và trẻ em. Làm cái gì cũng coi có khả năng phết phẩy trong đó không thì mới làm. Suốt ngày suy nghĩ chuyện trục lợi cỏn con nên dáng vóc nó dần thấp đi và trí óc nó dần bé lại. Không dám bước hiên ngang. Đi đâu cũng sợ gặp người quen cũ, mặt cúi gầm, miệng mồm lí nhí, đớn hèn.

Nghe anh nói, Tony thấy bắt mệt. Mặc dù gật gù nhưng trong lòng nghĩ khác. Chắc anh này suy nghĩ tiêu cực bi quan mà nói quá, chứ xã hội thiếu gì người tốt. Vẫn còn đó bao nhiêu con người “ sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”, trung thực, hào sảng, quả cảm, nhân cách đẹp lung linh. Bao nhiêu người cần mẫn làm giàu bằng chính sức lực và trí tuệ của mình, vinh quang và chân chính. Chứ đâu phải ai cũng rẻ tiền như anh nói vậy.

Thấy anh căng thẳng nên Tony mới nói đùa, thôi để em tham gia cạnh tranh với anh cho vui nhé, em sẽ mở công ty trách nhiệm hữu hạn Chụp Giật. Tên tiếng Anh là “ Grasping and Tugging Co., Ltd”. Có 2 thành viên góp vốn. Chủ tịch Hội đồng quản trị, anh Trần Văn Chụp và phó chủ tịch, chị Lê Thị Giật.

Ai gọi tới, tiếp tân sẽ “Alo, dạ công ty Chụp Giật xin nghe”!

Thôi chơi tổng đài tự động nhờ bạn nào nói giọng Huế lồng tiếng cho hay.“Cạm ơn quỵ khạch đã gọi đện công ty trạch nhiệm hữu hạn Chụp Giật. Gặp anh Chụp, bậm phím 1. Gặp cô Giật, bậm phím 2. Còn nệu không gặp ai thì làm ơn cụp mạy”.

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Bài học về bầy cừu và những con sói

Bầy cừu và những con sói
*****************

Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng.
Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng.

Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều.




Bài học kinh doanh:

Có thể thấy, chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũng vậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để không quá chìm đắm trong thành công.

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Chuyện thầy trò Thạch hầu- Tây Du kí

Nỗi lòng Bồ đề Sư tổ (Theo TonyBS)
Các bạn trẻ trong CLB con dượng thân mến,
Tối nay, dượng sẽ kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện kinh điển. Chắc các bạn đều coi qua bộ phim Tây Du Ký. Mở đầu bộ phim là hình ảnh con khỉ Thạch Hầu được trời đất sinh ra, rồi một hôm, Thạch Hầu từ bỏ Hoa Quả Sơn, chèo thuyền đi tìm sư học đạo. Gặp thầy Bồ Đề, con khỉ được đặt cho cái tên Tôn Ngộ Không. Cũng nhờ chút sáng dạ (khi canh ba vào hầu thầy khi thầy gõ trên đầu 3 cái) mà được thầy ưu ái dạy cho 72 phép biến hoá thần thông, và dặn kỹ không được tiết lộ ra cho ai bên ngoài biết. Trên đời luôn có những cái “sống để dạ, chết mang theo” nhưng Tôn Ngộ Không đã không nhớ lời thầy, một lần cao hứng đã mang phép thuật ra biến hóa cho bạn đồng môn xem. Khi Bồ Đề Sư Tổ biết được, đã hết sức tức giận và đuổi đi. Trước khi đi, ông nói với Tôn Ngộ Không một yêu cầu duy nhất, là nếu sau này có ai hỏi, thì đừng bao giờ nhắc tên ông.
Thầy trò Tôn Ngộ Không

Và mọi người đều biết chuyện gì đã xảy ra sau đó. Việc Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung, tưởng như không có ai chế ngự được, nhưng các bạn ạ, trên đời, cao nhân ắt có cao nhân trị. Phật Tổ đã trừng phạt Tôn Ngộ Không, bắt giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm. Sau đó, tưởng là phục thiện theo Đường Tăng đi thỉnh kinh, tuy nhiên, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, Tôn Ngộ Không vẫn còn nhiều cái thói hư tật xấu…như người đời vẫn có, nên vòng Kim Cô phải bị đeo trên đầu. Cứ mỗi lần sai phạm, thì vòng kim cô kia lại siết chặt vào. Đó là kỷ luật, là chế tài…mà mỗi người phải có, phải tự tạo VÒNG KIM CÔ cho mình. Nếu không có nó, chúng ta sẽ dễ rơi vào trạng thái vô kỷ luật, tự tung tự tác…
Rồi trên đường đi thỉnh kinh, có một lần đánh thua yêu quái, Tôn Ngộ Không quay về trường cũ nhờ thầy giúp đỡ. Khi đến nơi, than ôi, cảnh cũ vẫn còn đây mà người xưa đã không còn. Vẫn còn đó con suối, những tảng đá, rừng tre…nhưng mạng nhện đã phủ đầy. Những hình ảnh học trò dập dìu luyện công, chặt tre gánh nước đã không còn nữa, thay vào đó là màu tang úa của thời gian. Tôn Ngộ Không chạy đi tìm thầy, tuyệt vọng gọi tên sư phụ. Đáp lại chỉ là tiếng vi vu gió ngàn. Bỗng dưng, trong không trung, tiếng thầy văng vẳng, “ta không còn là thầy của người nữa, người hãy đi đi”. Chính hành động cãi lời thầy năm xưa, chính sự ngỗ nghịch của mình đã khiến bao người liên lụy, bao thế hệ đã không có được khai tâm khai sáng nữa. Bồ Đề Sư Tổ, vì sai lầm của học trò mà đã phải trở lại cuộc sống ẩn cư của một ẩn sĩ. Có người trách thầy sao vì một con sâu mà nồi canh phải bỏ, nhưng Sư Tổ biết rằng, cái sai của ông là đã trao gươm báu vào tay người không xứng đáng, để phải hổ thẹn với đất trời. Trong lúc Tôn Ngộ Không đang quậy nát thiên cung, thì có lẽ lòng Bồ Đề Sư Tổ hối hận khôn nguôi, lẽ ra ông nên thu bớt phép của Tôn Ngộ Không trước khi đuổi đi, hoặc ít ra phải có cái chế tài nào đó. Ông đã sai và chữa sai bằng cách đóng cửa trường và đi đâu không rõ. Suốt các tập tiếp theo của Tây Du Ký, đã không ai còn nhắc đến tên Bồ Đề Sư Tổ nữa. Nhắc mà chi, khi lòng người ta đã không muốn nữa rồi.
Giọt nước mắt ân hận muộn màng của Tôn Ngộ Không rơi trên sân trường cũ, khiến người xem vừa thương vừa giận. Bài học của mình là gì? Đã mang phận học trò, trong vạn ông thầy, mình tìm đúng sư, thì hãy học đạo cho trọn. Một con người sống trên đời, gánh trên vai bao nhiêu là quan hệ. Nghĩa vua-tôi nay là trách nhiệm một công dân với đất nước, đạo cha-con, đạo thầy trò, đạo vợ-chồng, nghĩa bạn bè…Có bao nhiêu ấy là ân tình, nghĩa tình, mình oằn vai gánh nặng, trả hoài không hết một đời người đâu các bạn ạ.
Để đến được Tây Thiên cực lạc, đích đến thành công, con người phải trải qua rất nhiều gian truân, cám dỗ, hiểm nguy, phải chiến đấu với bao nhiêu thú dữ, yêu quái…nhưng cái khó nhất vẫn chiến đấu và chiến thắng bản thân mình. Rào cản lớn nhất để thành công, thành nhân chính là sự tham lam, mê muội, cố chấp của TỰ MỖI BẢN THÂN…chứ không phải yêu quái BÊN NGOÀI NÀO CẢ.
Danh sư ắt xuất cao đồ. Thầy giỏi thì đồ đệ sẽ giỏi giang. Nhưng giỏi giang phải trong khuôn khổ, kỷ luật, để thầy còn ngẩng mặt tự hào khi chúng ta thành công và thành nhân. Chưa có ông thầy nào trên đời mong học trò mình thất bại cả. Mình nên nhớ điều đó mà răn mình.
Đừng để như Tôn Ngộ Không kia, cứ mãi nợ thầy cũ. Một món nợ ân tình…

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Tối hậu thư cho nhân viên đi trễ

To V,
Đây là email anh nhắc nhở lần cuối. Nếu em vẫn đi làm trễ mà không báo trước, vẫn còn sống 1 cách vô kỷ luật như xưa nay vẫn sống, thì nên ngưng làm việc ở đây.
Để một tổ chức tồn tại được, điều kiện cần là mọi người biết nghĩ về nhau, nghĩ về người khác. Điều kiện đủ là tính kỷ luật. Thiếu 1 trong 2 ĐK này, tổ chức đó sẽ tan rã. Nên hùn hạp làm ănvới ai, nếu họ thiếu 1 trong 2 ĐK này, chia tay sớm để khỏi phải giải tán về sau.
Đi trễ về sớm

Cái 1, tức nghĩ bản thân, ích kỷ, sẽ dẫn đến phết phẩy ma lanh. Cái 2, tức thiếu tính kỷ luật, sẽ không đạt được mục tiêu. Công ty của bạn anh, anh nói trước sau gì cũng đóng cửa mà không tin. Vì có 3 anh trong HĐQT, hẹn họp lúc 3h chiều. Một anh đến đúng giờ, một anh đến lúc 3h30, một anh đến lúc 4h. Anh đi đúng giờ thì có tiệc lúc 4h30, nên khi anh thứ 3 đến thì anh thứ nhất phải đi. Sau khi ngồi chờ 1h không biết làm gì, anh thứ 3 đã ăn cắp của anh thứ nhất 1h đồng hồ, anh thứ 2 ăn cắp của anh thứ nhất 30 phút. Và đúng như anh dự đoán, công ty họ đã giải tán. Vì không bàn bạc được với nhau, do 3 lần hẹn họp, không họp được.
Mistake acceptable, but never accept the same mistake”. Lỗi lầm lần 1 thì mình mổ xẻ, phân tích nguyên nhân, nhắc nhở và bỏ qua. Phạm lần thứ 2 là cảnh cáo, phạm lần thứ 3 thì nên chia tay. Vì lần 1, đã nhắc nhở họ vẫn không rút ra được, một là ngu quá, không hiểu vấn đề, hai là cố tình vi phạm. Lần 2 vi phạm là do thói quen cũ, thôi cho 1 lần nữa. Dù đã cảnh cáo vẫn vi phạm lần 3, thì thôi, nên chia tay. Trong hôn nhân, trong bạn bè, trong kinh doanh, trong mọi quan hệ, the same mistake lần thứ 3 thì không nên tha thứ.
Lần 1 bỏ qua vì chúng ta không nên hẹp hòi
Lần 2 bỏ qua vì chúng ta cần có sự bao dung
Lần 3 không được bỏ qua vì đó là sự xuề xòa, hại người khác.
Mình cứ nghĩ mình tốt, mình thiện, mình bỏ qua lỗi lầm của người ta, thực ra là mình rất ác, vì mình hại người đó. Vì người đó sẽ cảm thấy là lần thứ 4, thứ 5….cứ vi phạm thoải mái, rồi cũng sẽ bỏ qua. Rồi thành bản chất, không sửa được.
Thiện không đúng chỗ, là ác.
Ác đúng chỗ, là thiện.
Đây là thư cuối cùng của anh về vấn đề này. Nếu em có đi trễ lần tiếp theo thì tự động đến phòng nhân sự nhận hồ sơ đi về. Mọi vị trí đều có thể thay thế. Mọi kinh nghiệm đều có thể đào tạo.
Ở công ty này, không chấp nhận người vô kỷ luật làm việc. Anh không muốn đóng cửa công ty. Cố tình vi phạm là phá hoại, nên loại trừ sớm.

A Tony