Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Thương mại điện tử VN 2013

Hung là một người hoàn hảo để hỏi chuyện về thương mại điện tử. Anh giữ vị trí ban điều hành MuaBan (trang quảng cáo số một Việt Nam, được đầu tư bởi IDG Ventures Vietnam), Vinabook (trang thương mại điện tử B2C mua bán sách, CD, DVD và tạp chí lớn nhất và cũng được đầu tư bởi IDG Ventures Vietnam), Hotdeal.vn, và đồng thời là CEO mảng online của Nha Sach Phuong Nam (chuỗi cửa hàng sách trực tuyến lớn thứ 2 Việt Nam). Nói một cách khiêm tốn, Hung đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Và đây là nhận định của Hung về TMĐT Việt Nam hiện nay.




Mua theo nhóm và những đóng góp không ngờ tới thị trường trực tuyến Việt Nam

Các trang mua theo nhóm khiến cho quy trình chuyển đổi dòng tiền dễ dàng và được nhận về sớm hơn, tạo lòng tin vào nội dung số. Từ đó, một nền kinh tế phụ thuộc vào tiền mặt và sự lo ngại về chất lượng nội dung số sẽ thay đổi nhanh chóng do sự thúc đẩy của việc mua theo nhóm. Động lực này phát triển quá nhanh tới mức mà các công ty không thể đầu tư thêm vào dịch vụ khách hàng mà tập trung hoàn toàn vào mảng phân phối hàng hoá. 

Nhìn vào số liệu, mô hình mua theo nhóm tăng trưởng với tốc độ đạt 700–800% hàng năm so với thị trường thương mại điện tử chung, vốn chỉ đạt cao nhất 200–300% tốc độ tăng trưởng. Tuy mua theo nhóm đóng vai trò quan trọng hướng dẫn thị trường khách hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử bằng việc phát triển nhanh chóng, cơn sốt này sẽ nhanh chóng suy giảm trong vòng 1 tới 2 năm tới, trong khi thị trường thương mại điện tử nói chung sẽ tiếp tục phát triển đều đặn. Mô hình mua theo nhóm đã chỉ ra cho các công ty lớn thấy cách quản lý chuỗi nhu cầu khách hàng trong một thị trường lớn hơn dự kiến.

Thương mại điện tử Việt Nam thiếu sự nhẫn nại

Khoảng 10% người sử dụng mạng là khách hàng tiềm năng - đồng nghĩa với con số 3 triệu người. Đa số các trang thương mại điện tử đều trải dài sản phẩm của hãng trên mọi lĩnh vực (từ thời trang cho tới đồ điện gia dụng, đồ chơi trẻ em) với suy nghĩ “Hiện nay thị trường chưa có một Amazon nào và tôi sẽ là người đầu tiên!”. Điều quan trọng nhất mà các công ty này không nhận ra đó là ngay cả Amazon cũng phải bắt đầu từ một thị trường ngách và phát triển mở rộng dần sau khi đã có một nền móng vững chắc.

Thêm vào đó, các nhà đầu tư cũng yêu cầu các công ty của họ phải cung cấp cho thị trường mọi loại sản phẩm. Kết quả là thay vì tập trung vào giá cả, cải thiện lãi suất và phát triển năng lực mua vào, họ lại đầu tư vào sự mua hàng của người dùng vì họ cho rằng người dùng mới là khoản đầu tư lâu dài.

Cuộc chiến lớn trong năm tới: Thương mại điện tử theo chiều dọc (Vertical ecommerce)

Một xu hướng chúng ta đang thấy là các doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực Thương mại điện tử sẽ giảm bớt hoạt động marketing mà tập trung hơn vào logistics. Các công ty này sẽ đầu tư mạnh vào việc phát triển mạng lưới phân phối hàng hoá và kho vận. Lý do mà các doanh nghiệp mới tham gia thị trường tập trung vào thời trang là do thị trường này rất rộng lớn và khách hàng thường có xu hướng trung thành với một hãng sản phẩm duy nhất. 

Trên thực tế, 80% lợi nhuận đến từ các khách hàng trung thành trong khi lượng khách hàng mới chỉ đem lại 20% . Ví dụ cụ thể, nếu bạn thích phong cách thời trang của Nino Maxx, bạn sẽ biết rõ về kích cỡ và cách phối quần áo của hãng với nhau và do đó, bạn sẽ mua quần áo từ Nino Maxx nhiều hơn do sự thuận tiện và thói quen.

Liệu các khách hàng truyền thống có cảm nhận được sự thay đổi?

Fahasa, chuỗi cửa hàng sách lớn nhất Việt Nam, đang dần gặp khó khăn do sự phát triển của thương mại điện tử. Vấn đề lớn nhất của họ chính là chi phí lớn. Với một chuỗi cửa hàng trải dài khắp đất nước, chi phí hoạt động sẽ bao gồm cả chi phí cơ sở hạ tầng, nhân viên, hàng hoá và bảo trì hàng nghìnn cửa hàng. Tuy công ty vẫn đang phát triển nhưng tốc độ phát triển đã có dấu hiệu chậm lại do sự xuất hiện của các công ty mới nổi như Tiki.vn, Vinabook, và Nha Sach Phuong Nam. 

Hàng năm, Fahasa luôn tăng trưởng 10%, quá nhỏ so với tốc độ tăng trưởng 200–300% của các cửa hàng sách online. Trên thực tế, Fahasa, trong năm qua, đã cố gắng xây nên một hệ thống nhà sách trực tuyến nhưng rồi phải đóng cửa do nguồn lực quản lý tập trung quá nhiều vào mạng lưới vận chuyển hàng hoá và không thể duy trì một dự án lớn như thương mại điện tử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét