Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Thị trường Mẹ bé và cơ hội cho người mới

Bài viết về thị trường Mẹ bé sưu tập được, phải nhờ ổng tư vấn cho MEBE1080 mới được.
Tại sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhảy vào lĩnh vực kinh doanh đồ dùng cho mẹ và bé? Và làm thế nào để chiếm lĩnh thị trường ở mảng này? Bao giờ thì thị trường bão hòa hay cơ hội có còn không nếu bạn mới chân ướt chân ráo bước vào….



mebe1080.com phiên bản 2015

Mọi khi mình hay viết về các công ty công nghệ, khởi nghiệp công nghệ hay thuật quản lý thì lần này mình sẽ mạn đàm với các đọc của Khuyendung.net một chút về thị trường Mẹ và bé, mô hình kinh doanh thương mại điện tử , cơ hội cũng như rủi ro ở ngành này.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào có thể mail cho mình theo email ở cuối bài viết , các nội dung không thể đề cập hết trong bài viết này sẽ được trả lời qua mail nhé.
Bài có thể hơi dài và lan man một chút vì mình đang gõ những dòng chứ trực tiếp trên editor của khuyendung.net mà không nháp trước nên mình sẽ nghĩ gì và viết ra luôn mà không cần dàn bài(đây là cách viết quen thuộc của mình nhưng nếu bạn cảm thấy có đôi chút lỗi chính tả thì hãy cố dịch, bạn nào tốt bụng hơn thì comment ở dưới cho mình chỗ nào sai để mình edit lại nhé).

Bạn nên đọc đến cuối bài mình sẽ so sánh điểm mạnh, yếu khác nhau của các công ty trên.

1.Thị trường thật là rộng lớn và có rất nhiều thứ để …..bán

Theo số liệu báo Sài Gòn tiếp thị thì thị trường Bỉm toàn quốc đã là gần 5000 tỉ. Hiện có 2 doanh nghiệp của Nhật và châu Âu đang có ý định đầu tư lần lượt là 200tr usd và 100tr usd để mở nhà máy sản xuất Bỉm ở Việt Nam. Chưa kể các doanh nghiệp như Diana cũng đang đầu tư thêm dây truyền để sản xuất hàng công suất lớn hơn. Hai doanh nghiệp trên bạn tự tìm hiểu nhé, thế mới thú vị chứ nói ra luôn thì mất hay .
[viral-lock]Trong các đối tượng được coi là dễ bán hàng nhất là Trẻ em, phụ nữ sau đó mới là đàn ông nên mặc dù đồ của mẹ và bé thường có giá trị nhỏ nhưng tần suất mua sắm lại cao hơn rất nhiều, số lượng mẫu mã sản phẩm cũng phong phú đa dạng. Thêm nữa có một yếu tốt quan trọng là các bé thường được mẹ mua, mà các mẹ thường hay kháo nhau chỗ nào tốt để mua nên tính lan truyền rất tốt. Đánh vào tâm lý thích rẻ của các bà mẹ nên cứ có đợt khuyến mại là bán được hàng.[/viral-lock]



Mẹ mua cho cơn đồ chơi đấy cơ…. hị hị
Bán bất cứ thứ gì cũng được, dù là xách tay, nhập khẩu chính tắc hay là mua hàng online qua web nước ngoài và đặt họ khách thì nhu cầu là rất lớn. Có một xu hướng đang dần thay đổi từ từ là các mẹ rất thích sử dụng đồ châu âu, mỹ, Nhật thay cho đồ xuất xứ Trung quốc nếu sản phẩm đó hợp túi tiền hoặc không quá đắt vì con cái là số một, nếu không vì hoàn cảnh thì luôn được ưu tiên hàng đầu.
Thị trường vốn rất lớn, nhưng do khả năng đáp ứng nhu cầu chưa hoàn thiện nên các mẹ đành phải dùng sản phẩm thay thế giá rẻ , kém chất lượng chủ yếu từ Trung Quốc và đây chính là một thị trường vô cùng tiềm năng khi Việt Nam gia nhập TPP và WTO có hiệu lực, các sản phẩm từ Nhật, Châu Âu, Mỹ sẽ tràn ngập thị trường với giá tốt hơn nhiều hiện nay. Người tiêu dùng có cơ hội chọn mua hàng giá rẻ mà chất lượng, từ đó cũng gia tăng nhu cầu mua sắm khi các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cao hơn vốn chưa thể thỏa mãn trước đó.
Do “ngửi” thấy mùi thị trường béo bở này mà nhiều nhãn hiệu như KidsPlaza và Bibomart đang gấp rút gia tăng số cửa hàng ở Miền Bắc và mở rộng xuống phía Nam để chiếm thị phần.

2.Dễ bán nhưng khó lãi

Với vô số mặt hàng từ chiếc bông bé xíu giá vài chục ngàn tới những chiếc ô tô đồ chơi giá vài triệu đồng. Doanh thu một cửa hàng phải chia đều cho lợi nhuận trên giá bán để đảm bảo có lãi. Do không thể không bán các mặt hàng có giá trị thấp vì tính thiết yếu nên các doanh nghiệp phải tính toán rất kĩ về lượng hàng nhập với số vốn mình có và phải luân chuyên lượng hàng tồn giữa các cửa hàng hợp lý để có vốn tái đầu tư.

Mặt hàng thì lắt nhắt, không dám bán đắt vì khách hàng nhảy phắt lên ngay =))
Có sản phẩm chỉ lãi vài nghìn đồng, sản phẩm đắt tiền cũng chỉ lãi vài trăm ngàn đồng nên việc chuẩn hóa quy trình và cắt giảm chi phí quản lý mà vẫn có hiệu quả là vô cùng khó khăn. Một số doanh nghiệp liều mình vay lãi ngân hàng(mặc dù lãi đang khá thấp) cũng khá rủi ro nếu một ngày đẹp trời nên kinh tế khởi sắc, lãi suất tăng và độ phủ của nhãn hiệu chưa đủ lớn, các chi phí đầu tư cho mở cửa hàng mới, tiền vốn nhập hàng không quay vòng hiệu quả sẽ phải tái cơ cấu , thu nhỏ phạm vi hoạt động, đóng cửa các cửa hàng kém hiệu quả.

3.Đi tìm cơ hội

[viral-lock]Thị trường lớn nhưng đã có đầy đủ các nhãn hiệu có tiếng, vậy còn phân khúc nào cho người chơi mới không? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều danh nghiệp đang nhăm nhe vào thị trường này bởi tính số động của nó. Nếu chúng ta để ý thì đa phần các chuỗi cửa hàng đều đi vào phân khúc giá rẻ, mặt bằng nhỏ. Thị trường hàng cao cấp còn bỏ ngỏ nếu biết định vị đúng. Lâu dài thì để thắng trong thị trường này không phải là sản phẩm giá tốt hay không, có nhiều cửa hàng hay không mà ở chiến lược định vị khách hàng và tối ưu mô hình quản lý.[/viral-lock]
Cứ bước đi, đừng sợ cách có 10 m thôi mà =))
Cứ bước đi, đừng sợ cách có 10 m thôi mà =))
Không một doanh nghiệp nào có thể phủ kín thị trường mẹ và bé do số lượng mặt hàng quá rộng nên cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ vẫn rất lớn. Hãy tạo ra sự khác biệt về dịch vụ,dòng sản phẩm,  về tiếp thị truyền thông thay vì giảm giá.


Bảng so sánh tương quan giữa 4 tên tuổi lớn trong ngành

Trong bảng này sẽ cho thấy một số điều thú vị là các nhãn hiệu có thể mạnh ở phía Bắc thì có màu nhận diện là màu xanh còn càng về phía Nam thì màu đỏ và cam là chủ đạo.
(Nếu không xem được ảnh thì click vào đây)
Bảng so sánh Ưu nhược điểm hiện có và chiến lược từ thế mạnh hiện có cho các nhãn hiệu đồ Mẹ và Bé : Shoptretho, concung, bibomart, kidsplaza
Bảng so sánh Ưu nhược điểm hiện có và chiến lược từ thế mạnh hiện có cho các nhãn hiệu đồ Mẹ và Bé : Shoptretho, concung, bibomart, kidsplaza

Qua bảng so sánh chúng ta thấy:

Về mức độ nhận diện thương hiệu:
Shoptretho khá mạng online trong khi đó Con cưng thì mạnh offline. Số cửa hàng của KidsPlaza và Bibomart đã tăng trưởng khá nhanh thời gian gần đây , tuy nhiên vẫn chủ yếu tập trung ở thị trường miền Bắc. Màu nhận diện của KidsPlaza khá mờ nhạt , ít ấn tượng và không khác biệt nhiều với ShopTreTho, trong khi Bibomart rất nổi bật với đường nét tạo vòm phía trên tên thương hiệu tại bất kì cửa hiệu nào và có đèn nhấp nháy gây chú ý khi khách đi qua phố vào buổi tối. Bibomart đã cố gắng chọn các vị trí ngã tư, thuê mặt bằng ở góc có 2 mặt tiền, nếu đi từ xa có thể nhìn thấy nhưng lại bị khuất với tuyến phố sát bên phải. Đây có thể là sự thay đổi khi trước đây các cửa hàng của Bibomart đều chỉ nằm một góc nhỏ trên đường một chiều, khó tìm kiếm và không tiện đường khi có các giải phân cách.
Về doanh thu:
Chưa có số liệu chính thức về doanh thu nhưng có thể thấy lượng đơn đặt hàng online của shoptretho khá lớn , cao hơn so với kidsplaza và bibomart khi tỉ lệ truy cập tăng đều, thời gian lưu lại cũng lâu hơn và độ phủ từ SEO khá cao.
Về khách hàng:
Khá khó để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng khi chưa có bảng đánh giá từ khách hàng tuy nhiên mỗi nhãn hiệu hiện nay đều có dấu ấn riêng: ShopTretho thì có nhiều chương trình tư vấn cho mẹ cũng như tiếp thị đúng sản phẩm đúng mùa cho các mẹ, nội dung website thay đổi theo nhu cầu từng thời điểm. Các vụ lùm xùm ở ShopTreTho cũng ít xảy ra tuy nhiên là nhân viên trả lời khách hàng còn thiếu chuyên nghiệp. Điển hình là mình đã từng mua sản phẩm ở đây và thời điểm mình đặt thì vẫn còn khuyến mại, nhân viên tư vấn qua điện thoại gọi lại xác nhận là còn hàng khuyến mại nhưng khi đến thì nhân viên tại quầy nói là hất khuyến mại và giá tăng trong khi trên web vẫn để giá giảm và nói rằng đây là lỗi kí thuật và admin chưa thay đổi giá nhưng không có lời giải thích nào cho sự cố này với khách hàng. Đây là điểm trừ khá lớn khi làm khách mất thời gian mà không hề có lời xin lỗi. Nhân viên chỉ nhăm nhăm vào tính tiền , thiếu nhân viên túc trực tại cửa hàng trả lời các khúc mắc tương tự. Đối với KidPlaza cũng gặp trường hợp tương tự, tại những buổi khai trương, nhân viên ở cửa hàng mới càn huy động hết từ các cửa hàng khác để đảm bảo phục vụ, tuy nhiên nhân viên bán hàng thường là mới, thay đổi liên tục , ít hiểu biết về từng nhãn hàng để tư vấn cho khách, mình đã 2 lần bị nhầm hàng ở đây. 1 lần nhầm hàng khuyện mại thành không hàng không khuyến mại, người tư vấn là người cũ và người lấy hàng là người mới nên có sự sai sót trong hóa đơn tính tiền, nếu không để ý sẽ bị sai giá trả cao hơn. Một lần thì nhân viên tư vấn không đúng về sản phảm dinh dưỡng cho bé và sản phẩm của KidsPlaza cũng bị lỗi(mặc dù vẫn dùng được) nhưng khách hàng sẽ có ấn tượng xấu là sản phẩm không đảm bảo chất lượng mà chỉ chạy theo doanh số. Sự cố là vừa rồi có khách hàng nữa đã mắng té tát nhân viên của Kidsplaza khi đưa nhầm bình nước rửa thay cho bình sữa. Bibomart khá chuyên nghiệp khi dùng bộ đàm để liên lạc và từ nhân viên tới giao hàng đều thân thiện tuy nhiên nếu đặt hàng qua web thì support khá chậm và các cửa hàng chưa có sự liên thông về hàng tồn, nếu cửa hàng ở xa còn hàng thì nên chủ động ship hàng thay vì báo hết hàng hoặc yêu cầu khách đến cửa hàng đó để mua vì khách đang đặt mua ở cửa hàng gần hơn.
Về tiềm lực tài chính:
Các nhãn hiệu ShopTreTho, KidsPlaza hay Bibomart đều đi lên từ mô hình nhỏ, thanh công nhờ biết làm thương hiệu và hoàn thiện hệ thống quản lý, sau đó mới mở rộng mạng lưới phân phối. Tuy nhiên Con cưng là một nhãn hiệu có tốc độ khia trường nhanh và nhiều nhất. Có vẻ tiềm lực tài chính rất tốt, trong khi họ cũng không quá chú trọng mảng online, ngược lại hoàn toàn với chiến lược phát triển của 3 nhãn hiệu còn lại.

Mak Nguyễn
Cố vấn về chiến lược và phát triển sản phẩm các dự án TMDT lớn.

umoo, chuyên cung cấp đồ sơ sinhnôi điện umoođồ chơi trẻ emxe đẩy em bévật tư lưới an toàn ban công, phụ kiện lưới an toànthanh chắn cửa không khoan. Giao hàng và lắp đặt chuồng chó inox tận nhà tại Hà Nội. COD tphcm và toàn quốc.
Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi  0914 403 667/ 02437 247 235, zalo, facebook để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn
Xem thêm tất cả các sản phẩm THANH CHẮN CẦU THANGLƯỚI CẦU THANG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét